Hồi sinh ở Vũ Hán: Câu chuyện để New York, Bergamo dõi theo sắp tới

Tú Anh (Theo Bloomberg)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thành phố Vũ Hán- nơi khởi phát dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 sẽ chính thức kết thúc 2 tháng phong tỏa diện rộng vào ngày mai (8/4).

Quyết định này đồng nghĩa giao thông được nối lại, các chuyến tàu và chuyến bay được hoạt động trở lại và giao thông nội thành được thông suốt. Nhưng liệu thành phố 11 triệu dân này sẽ sớm phục hồi hoàn toàn?

Trong khi một số nhà máy đã hoạt động lại, các công nhân quay trở về với công việc trong tâm thế chậm rãi, thăm dò. Các cửa hiệu đã mở nhưng vẫn vắng, nhiều người quá sợ hãi để mua sắm đồ gì ngoài các vật dụng thiết yếu. Với hơn nửa ca mắc và tử vong vì Covid-19 của Trung Quốc được ghi nhận tại đây, Vũ Hán vừa là nơi khởi phát của dịch bệnh, cũng là nơi bị tổn hại lớn nhất cho đến nay. Từ một thành phố lớn với thu nhập GDP ở mức 7,8%, nay để phục hồi cũng là bài toán khóa. “Trong tháng 2, thiệt hại về thu nhập tài khóa của Vũ Hán ước tính ở 1 tỷ USD và GDP bị giảm ít nhất 50%”, theo Chen Bo, GS về kinh tế học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong.

 Người dân ở Hồ Tây, Vũ Hán ngày 30/3.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ chưa thể ngay lập tức nối lại nguồn vốn FDI trong thời gian tới. Một ví dụ là tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc – tâm chấn khởi nguồn dịch SARS năm 2003, thiếu hụt FDI trong 2-3 năm sau đó.

Dù đã nằm ngoài đỉnh dịch, nỗi lo về làn sóng nhiễm bệnh lần thứ hai vẫn lẩn khuất. Trung Quốc đã sản xuất một ứng dụng toàn quốc theo đó đánh dấu mã màu cho từng công dân dựa theo vị trí, thông tin sức khỏe và lịch sử di chuyển với 3 màu xanh, vàng, đỏ. Chỉ những người có mã vạch xanh mới được rời khỏi nhà và đi làm tại Vũ Hán và cũng rất dễ để bị thay đổi mã màu. Chỉ cần vô tình tới một trung tâm thương mại và sau đó nơi này được xác nhận có ca nhiễm Covid-19, người dân có thể bị chuyển sang mã vàng – đồng nghĩa phải tự cách ly tại nhà. Riêng Vũ Hán vẫn đang phải tích cực truy lùng các trường hợp nhiễm bệnh nhưng “không có triệu chứng”. Tâm lý này cũng gây khó cho các hoạt động kinh doanh tại Vũ Hán ngay cả sau khi được dỡ bỏ phong tỏa.

Tại Trung tâm Thương mại Quốc tế Vũ Hán – khu nhà xa hoa phía tây nam sông Giang Tê, Yu- một trợ lý kinh doanh ở gian đồ Calvin Klein cho biết kể từ khi mở lại vào ngày 30/3, mới có 2 đơn hàng. Trong khi trước dịch bệnh, cửa hàng này thường có doanh thu tới 2.820 USD mỗi tuần.

Giống như những cảnh bi thảm của các bệnh viện hỗn loạn và những bệnh nhân tuyệt vọng ở Vũ Hán đã được “tái hiện” ở các thành phố trên khắp thế giới khi virus Covid lây lan. Quá trình hồi sinh của Vũ Hán cũng sẽ là mốc tham chiếu cho những thành phố tâm dịch khác trên thế giới, như Bergamo ở Italia đến New York ở Mỹ. Cột mốc quan trọng cho câu chuyện chiến thắng của chính phủ Trung Quốc về dịch bệnh và việc dỡ bỏ phong tỏa không đồng nghĩa cuộc sống bình thường hóa ngay lập tức tại Vũ Hán. Dấu hiệu ban đầu cho thấy đây sẽ là một quá trình chậm chạp và đau đớn, với cú sốc của dịch bệnh vẫn còn kéo dài và lo ngại về một đợt bùng phát thứ hai khiến các doanh nghiệp chưa thể hồi phục hoàn toàn.

 “Mục tiêu trong năm 2020 của chúng tôi đầu tiên là phải tồn tại đã”, Ma Renren, 33 tuổi, chủ một hãng marketing nhỏ và là dân bản địa Vũ Hán cho biết.  Ông nói khi đang ngồi tại một quán café Starbucks ở một quận phía tây nam thành phố, sau hai tháng không thể đặt chân tới đây. “Mục tiêu thứ hai là công việc kinh doanh của chúng tôi có thể tồn tại”.  

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần