Hơn 800.000 tấn đường giá rẻ tràn vào Việt Nam chỉ trong 10 tháng
Sáng 1/12, Trung ương Hội nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo "Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới". Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ; đại diện Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và các chuyên gia kinh tế; đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam, người nông dân trồng mía và các DN sản xuất mía đường.
Quang canh hội thảo |
Sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành mía đường, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành đường từ 1/1/2020, bằng cách không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Công Thương, trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh. Sau khi trừ đi lượng đường đã xuất theo loại hình sản xuất xuất khẩu, số lượng đường nhập khẩu thâm nhập vào thị trường trong nước lên đến 884.285 tấn, còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu (87,67%). Bên cạnh đó, lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma cũng gia tăng.
Dưới tác động đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp, từ đó dẫn đến giá mía của Việt Nam cũng rất thấp. Giá mua mía thấp khiến nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. Đây là nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu trong niên vụ vừa qua suy giảm trầm trọng.
Nếu như trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019 - 2020 chỉ còn 29 nhà máy mía hoạt động. Niên vụ 2020 - 2021, dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. So với niên vụ 2019 - 2020, dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.
Theo Hiệp hội, ngành mía đường Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề từ các năm trước do gian lận thương mại đường nhập lậu, với đường nhập lậu chính là loại đường phá giá xuất phát từ Thái Lan. Trong khi các nước sản xuất mía đường khác trong ASEAN bao gồm Thái Lan, Philippines và Indonesia dù đã hoàn thành việc thực thi cam kết ATIGA từ năm 2010 và 2015, nhưng thực tế vẫn áp dụng các biện pháp quản lý để bảo vệ ngành mía đường của họ.
Cũng theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Chính phủ các nước này vẫn đóng vai trò quyết định trong việc trợ giá, bảo vệ chặt chẽ thị trường nội địa và không để đường nhập khẩu giá rẻ trên thị trường quốc tế được tự do tiêu thụ tại thị trường nội địa. Mặc dù đã thực hiện dỡ bỏ hàng rào thuế quan và hạn ngạch như cam kết, cho phép cá nhân, tổ chức và DN được nhập khẩu đường, nhưng chính phủ Thái Lan không cho phép nhập khẩu đường, còn Indonesia và Philippines chỉ cho phép nhập đường tương ứng với sản lượng thiếu hụt trong nước và chỉ cho phép đường nhập khẩu được đưa vào thị trường sau khi đã kết thúc vụ ép mía.
Không những vậy, tại 3 nước này, nông dân trồng mía được hỗ trợ thông qua các khoản trợ cấp trực tiếp, gián tiếp và hệ thống chia sẻ lợi nhuận (profit sharing) với nhà máy nhằm bảo đảm thu nhập ổn định từ cây mía. Điều đó có nghĩa giá đường cao thì người nông dân sẽ được hưởng lợi lớn nhất (vì tỷ lệ nông dân có thể lên tới 66-70%).
Cụ thể, chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ cho ngành đường ít nhất là 1,3 tỷ USD mỗi năm. Trong đó khoảng trên 775 triệu USD được sử dụng cho khoản trợ cấp xuất khẩu gián tiếp thông qua Hệ thống bình ổn giá đường (Price Pooling System), tức là tăng trợ giá để bù đắp mỗi khi giá đường trên thế giới sụt giảm. Khoảng 500 - 525 triệu USD được dùng để thanh toán trực tiếp cho người trồng mía. Đó là chưa kể đến việc các nhà sản xuất mía đường trong nước được hưởng lợi đầy đủ từ các khoản vay có lãi suất thấp và các khoản trợ cấp đầu vào như tất cả các ngành khác trong lĩnh vực nông nghiệp.
-
Mở mới Ebank và nhận ngàn Voucher hấp dẫn từ SeABank
Kinhtedothi - Nắm bắt xu hướng thanh toán không tiền mặt và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, từ 15/1 - 14/6/2021,...XEM THÊM -
Khơi dậy tinh thần vươn lên của các hợp tác xã
Kinhtedothi - Sáng 28/1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, phát động ...XEM THÊM -
Cung ứng nông sản an toàn: Doanh nghiệp vẫn gặp khó
Kinhtedothi - Các DN, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc cung ứng nông sản an toàn, đáp ứn...XEM THÊM -
Khai mạc Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam
Kinhtedothi - Tối 27/1, tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Long Biên (phường Phúc Lợi, quận Long Biên), Trung tâm ...XEM THÊM -
Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục giảm mạnh
Kinhtedothi - Sáng nay (28/1), giá vàng thế giới và trong nước cùng đảo chiều giảm mạnh. Nguyên nhân là do IMF dự báo...XEM THÊM -
Báo động nạn bán hàng giả qua mạng
Kinhtedothi - Lực lượng chức năng TP Hà Nội cần tăng cường ngăn chặn tình trạng lợi dụng thương mại điện tử (TMĐT) để...XEM THÊM
-
Giá lợn hơi hôm nay 28/1/2021: Miền Bắc - Trung tiếp tục giảm, miền Nam tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg
Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 28/1, tại miền Bắc và miền Trung tiếp tục giảm, trong khi miền Nam tiếp đà tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi trên cả nước được t...28-01-2021 07:33
-
Giá tiêu hôm nay 28/1: Giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng, dự báo thị trường tiêu đen sẽ tăng trưởng nhanh chóng
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 28/1 thấp nhất 51.000 đồng/kg. Giá tiêu Ấn Độ tiếp tục xu hướng tăng.28-01-2021 07:03
-
Cua Tasmania Úc giảm giá mạnh
Kinhtedothi - Thời điểm này cua Tasmania Úc đổ bộ về chợ Tết Tân Sửu với số lượng lớn. Không chỉ vậy, giá loại cua khổng lồ này dao động từ 3 - 4 triệu đồng/kg, áp dụng cho loại có trọng lượng từ 2...28-01-2021 06:40
-
Giá cà phê hôm nay 28/1: Tiếp tục tăng, không có hiện tượng bán hàng ồ ạt vụ mới ở Việt Nam
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 28/1 trong khoảng 31.100 - 31.500 đồng/kg. Trên thế giới, 2 sàn cà phê phái sinh tiếp tục tăng.28-01-2021 06:34
-
Bình Phước phấn đấu trở thành địa phương đi đầu về phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Kinhtedothi - Tỉnh Bình Phước thúc đẩy phát triển hướng đến trở thành một trong những địa phương tiên phong về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển cây công nghiệp nâng cao hiệu quả nôn...27-01-2021 21:24
- [Infographics] Sự nguy hiểm do biến thể mới của virus SARS-CoV-2
- Thủ tướng chỉ thị: Phong tỏa toàn bộ TP Chí Linh (Hải Dương)
- Ca nghi nhiễm Covid-19 tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ đã tiếp xúc với những ai?
- Hà Nội báo cáo về 2 trường hợp liên quan đến SARS-CoV-2 ở Sóc Sơn và Tây Hồ
- Chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới
- 36 đại biểu tham luận về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng
- Phát hiện 82 ca lây nhiễm Covid-19, trong đó, 72 ca tại ổ dịch Công ty POYUN Hải Dương
- Diễn biến dịch Covid-19 tại Hải Dương đang hết sức khẩn cấp, tiên lượng còn các ca bệnh
- Thêm 82 ca lây nhiễm Covid-19 mới, Thủ tướng yêu cầu bình tĩnh, cách ly truy vết thần tốc