Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hơn nửa triệu người được hưởng lợi từ hỗ trợ của UNICEF

Kinhtedothi - Sáng 18/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị Tổng kết Chương trình hỗ trợ khẩn cáp hạn hán, xâm nhập mặn do Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tài trợ.
Phát biểu đề dẫn tại hội nghị, Giám đốc Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn (Bộ NN&PTNT) Lương Văn Anh nêu, thiên tai tại Việt Nam gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, gia tăng đói nghèo. Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt người cần cứu trợ do thiên tai. Trong giai đoạn cuối năm 2015 và năm 2016, hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra khốc liệt tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra ước tính trên 748 triệu USD, lớn nhất trong vòng hơn 40 năm qua.
 Toàn cảnh Hội nghị
Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ và người dân, các tổ chức quốc tế cũng tích cực trợ giúp Việt Nam trong khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn. Trong đó, UNICEF đã huy động được khoảng 4 triệu USD từ Quỹ ứng phó khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc (CERF) và Chính phủ Nhật Bản để triển khai Dự án hỗ trợ dành cho Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1588/QĐ-TTg và Bộ NN&PTNT thông qua kế hoạch triển khai theo Quyết định số 3520/QĐ-BNN-HTQT. Dự án được triển khai tại 10 tỉnh gồm: Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Kon Tum và Gia Lai, với mục đích giảm thiểu những tổn thương cho những đối tượng dễ bị tác động nhất là trẻ em và phụ nữ, đồng thời cứu trợ khẩn cấp và phục hồi điều kiện sống. Kết quả, đến nay, đã có trên 78.000 hộ gia đình với gần 322.000 người được tiếp nhận hàng cứu trợ (viên Aquatab, gói PUR, xà bông, tấm vải lọc, xô chứa nước, tờ rơi hướng dẫn xử lý nguồn nước…). 99 giảng viên và 866 cán bộ cấp huyện, xã thuộc 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được tập huấn về sử dụng hoạt chất xử lý nước và thực hành vệ sinh. 60 trường học (với trên 18.700 học sinh) thuộc 3 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận được cung cấp, lắp đặt hệ thống chứa nước rửa tay, chân và 120 trường học (với trên 40.000 học sinh) thuộc 6 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Bến Tre, Sóc Trăng, Bình Thuận, Ninh Thuận được cũng cấp, lắp đặt hệ thống lọc, chứa nước uốn.

Ngoài hợp phần về nước sạch và vệ sinh nông thôn, Dự án cũng giúp cải thiện điều kiện dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn. Cụ thể, dự án đã cung cấp 18 triệu viên đa vi chất cho phụ nữ và trẻ em, 50 tấn RUTF nhập khẩu (sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng nặng - cấp tính). Đồng thời, tập huấn cho 144 bác sỹ và điều dưỡng khoa nhi; 66 cán bộ tuyến xã và 9 lớp tập huấn nâng cao năng lực ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp. Cung cấp 485.000 tờ rơi và 80.000 tờ chăm sóc dinh dưỡng.

Ông Jesper Moller - Quyền trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam nhấn mạnh, trẻ em là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất và cần được chú trọng ưu tiên. UNICEF vinh dự là một trong những tổ chức đầu tiên đáp lại lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam. Ông Moller hy vọng, thông qua kế hoạch ứng phó khẩn cấp giữa UNICEF và Chính phủ Việt Nam, có thể giúp đỡ hơn nửa triệu người, bao gồm 220.000 trẻ em dễ bị tổn thương. Ông Moller cũng bày tỏ mong muốn thông qua hội nghị, có thể xây dựng được định hướng tương lai cho hoạt động hợp tác quốc tế giữa UNICEF với Chính phủ Việt Nam trong ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong giai đoạn tới… 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ứng phó với thiên tai đảm bảo sinh kế cho người lao động

Ứng phó với thiên tai đảm bảo sinh kế cho người lao động

03 Apr, 03:50 PM

Kinhtedothi - Nhấn mạnh tại lễ khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng 2025" Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho rằng, Chương trình có những hoạt động cụ thể hướng đến người yếu thế, đây là thể hiện sâu sắc trong việc thực hiện Chương trình 08-CTr/TU phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025.

Hỗ trợ tài chính giúp người lao động sớm ổn định, khôi phục sản xuất sau thiên tai

Hỗ trợ tài chính giúp người lao động sớm ổn định, khôi phục sản xuất sau thiên tai

03 Apr, 09:39 AM

Kinhtedothi - Một trong những biện pháp quan trọng để giúp người dân sớm ổn định sau thiên tai là trích lập Quỹ dự phòng rủi ro. Đối với khách hàng bị rủi ro do thiên tai, có thể được xem xét xử lý rủi ro khoanh nợ, xóa nợ tùy theo mức độ thiệt hại, trên cơ sở đề nghị của khách hàng, xác nhận của chính quyền địa phương và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ