Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hướng làm giàu mới ở Vân Hòa

Kinhtedothi - Tận dụng lợi thế đất đai sẵn có, nhiều nông dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì đã phát triển mô hình trồng cây bóng mát, cây công trình phục vụ cho những dự án trồng cây xanh đô thị, nhà vườn. Đây là một hướng làm giàu mới, nhiều tiềm năng ở địa phương.
Từng gắn bó với nghề xây dựng nhiều năm, nhận thấy nhu cầu phát triển hệ thống cây xanh, cây đô thị ngày càng lớn, năm 2003, anh Nguyễn Văn Trung, thôn Rùa, xã Vân Hòa đã quyết định chuyển sang trồng cây công trình, cây bóng mát. Hiện anh đang sở hữu nhà vườn rộng 3ha, hội tụ đa dạng chủng loại cây như lát, giáng hương, sao đen, ban trắng, sấu, xoài…
 Người dân xã Vân Hòa phát triển mô hình cây công trình, cây bóng mát.
Anh Trung cho biết, để phát triển được mô hình này, yêu cầu đầu tiên là phải có quỹ đất rộng và nguồn vốn lớn. Bởi đây đều là cây lâu năm, cần thời gian dài để nuôi trồng và chăm sóc. Đối với những cây bóng mát mới đánh chuyển thường bị tổn thương, lúc này người trồng cần đặc biệt lưu ý đến độ ẩm cho cây. Ngoài ra, để tiện chăm sóc, anh phân chia vườn cây ra làm nhiều khu vực khác nhau trồng cây công trình, cây bóng mát hay khu vực ươm giống.

Các loại cây bóng mát chủ yếu cung cấp cho các nhà vườn, biệt thự, còn cây công trình phù hợp với những dự án đô thị. Hiện nay, ngoài thị trường Hà Nội, vườn cây của anh Trung còn phục vụ nhu cầu của nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Giá cả các loại cây cũng khá đa dạng, với những loại cây nhỏ có giá dao động từ 500.000 – 2 triệu đồng/cây, còn những cây cổ thụ lâu năm có giá lên tới vài chục triệu đồng. “Mỗi năm gia đình tôi cung cấp ra thị trường khoảng 1 vạn cây công trình, 300 cây bóng mát, trừ chi phí cũng cho thu nhập khoảng gần 500 triệu đồng” – anh Trung chia sẻ. Ngoài phát triển kinh tế gia đình, anh còn tạo vệc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức thu nhập trung bình 5 - 8 triệu đồng/tháng.

Khác với anh Trung, ông Nguyễn Văn Cư, thôn Bơn, xã Vân Hòa lại tìm hướng đi riêng là chuyên trồng 2 loại cây tùng và cây khế. Theo ông lý giải, cây tùng là loại cây nằm trong bộ cây tứ quý "tùng – cúc – trúc – mai", vừa trồng để làm cảnh, lấy bóng mát còn có ý nghĩa phong thủy nên khách hàng rất ưa chuộng. Còn cây khế cảnh có thể trồng trên chậu vừa, nhỏ, lại có dáng bon sai nên phù hợp để làm cảnh với mọi gia đình. Với khoảng 2.000 cây tùng, 500 gốc khế cảnh được trao đổi, mua bán thường xuyên, mỗi năm ông Cư có thu nhập trên 300 triệu đồng.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Vân Hòa Lê Trung Kiên cho biết: Trên địa bàn xã hiện có khoảng 20 hộ phát triển mô hình cây bóng mát, cây công trình. Mô hình này thực sự phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, cho hiệu quả kinh tế cao, đem về thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Tiềm năng và lợi thế để phát triển mô hình này còn rất lớn, tuy nhiên do thiếu vốn và kỹ thuật nên số hộ triển khai thực tế trên địa bàn xã còn ít. Để thuận tiện trong việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc cũng như tìm kiếm khách hàng, thời gian tới xã sẽ thành lập Hội nhà vườn. Bên cạnh đó, người dân cũng mong muốn được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, lâu dài để có thể phát triển mô hình hiệu quả hơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ