Hương vị quà tết quê

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kết thúc kỳ nghỉ tết, người dân ở các tỉnh trở lại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục công việc của mình. Ngày trở lại thành phố họ mang những đặc sản của quê hương làm quà biếu, và chia sẻ món quà quê cho những người thân thích, bạn bè.

Trên những con đường đổ về thành phố, hay ở những bến tàu, xe những ngày sau tết này, người ta luôn gặp hình ảnh dòng người từ các tỉnh, thành trở về thành phố mang theo những món quà quê. Những món quà quê đó có thể là con gà, con vịt, bánh chưng, hay gói kẹo tới những món hàng mà chỉ ở các vùng quê mới có như nem chua, mực khô hay hoa quả…
Những món quà quê đó có thể là con gà, con vịt, bánh chưng,
Những món quà quê có thể là con gà, con vịt, ...
Đặc sản quà quê

Dãy nhà trọ trong căn hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thị Tú gần khu công nghiệp Vĩnh Lộc A (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân), hai hôm nay sôi động hẳn lên. Những con người sống ở đây chủ yếu là người miền Tây và là công nhân tại khu công nghiệp, sau một cái tết đoàn tụ với gia đình họ lại trở về thành phố trở lại với công việc thường nhật của mình.

Mang từ quê Bến Tre lên cặp vịt xiêm để mời những người sống cùng xóm bữa cơm tân xuân, anh Châu Văn Củng, 42 tuổi cho biết: “Cuối năm làm việc tới ngày 28 tết nên không tổ chức tất niên được, ăn tết xong tôi mang cặp vịt lên thịt mời mọi người tới ăn cho vui vì sống cảnh công nhân, coi nhau như người làng xóm nên về quê là có quà mời nhau”.

Không chỉ nhà anh Củng có quà mà hơn 10 phòng trọ ở đây ai cũng có quà quê đãi nhau. Chị Sáu quê Hậu Giang mang lên buồng chuối, bánh tét và cả gạo rồi chia ra từng phần cho từng phòng trọ làm quà tết. “Chẳng đáng là bao nhiêu nhưng nó như một thói quen và cũng để mọi người gắn kết với nhau, nhà tôi biếu hàng xóm thì hàng xóm lại cho lại nhà tôi quà quê mình rồi cùng thưởng thức”, chị Sáu cho biết.

Cầm miếng bánh cáy đặc sản Thái Bình ăn mà người bạn làm cùng cho, vừa ăn vừa được người bạn đồng nghiệp làm giáo viên quê ở Thái Bình giới thiệu về cách làm bánh, rồi lịch sử của loại bánh này chị Trần Thanh, giảng viên một trường đại học ở quận 9 thích thú cho biết rất thích loại bánh này vì nó rất bùi, ngọt và mùi thơm đặc trưng của loại bánh này. Vừa ăn vừa được bạn giới thiệu về nó như một hướng dẫn viên kiến cảm giác rất thú vị.

“Năm nào về quê ăn tết tôi lại mang đặc sản quê mình vào chia cho mọi người làm cùng ăn, năm nay đi máy bay mang được mấy phong bánh cáy với ít bánh chưng nên phải nộp thêm hơn 300.000 đồng vì quá trọng lượng được phép mang theo vé. Đã vậy bánh chưng còn bị đè bẹp vì để ở hành lý ký gửi, nhưng khi bóc ra mọi người làm cùng ăn ai cùng thích vì đó là công sức và quà quê mình mang vào”, Chị Hương, người tặng bánh cáy cho chị Thanh kể.

Quê không có đặc sản gì ngoài ngô và khoai, chú Xiểng ở Thanh Hóa mang nguyên một bao ngô non vào xóm trọ mà toàn những người làm nghề bán vé số với ve chai của mỉnh ở trọ rồi đem luộc, mua vài lon bia rồi mời mọi người ra sân ngồi vừa ăn đặc sản quê. Họ cùng ăn, cùng kể về tết quê mình cho mọi người cùng nghe.

“Quà quê chỉ vậy thôi chú ạ, quê mình nghèo thì mình mang thứ của người nghèo làm quà, còn ai khá giả, quê có đặc sản ngon thì cũng mang vào rồi cùng chia nhau. Tình nghĩa đâu ở cái giá trị quà mà ở tình nghĩa và công sức mang vào”, Chú Xiểng cho biết.

Tình nghĩa gửi ở miếng quà quê

Không biết từ bao giờ mà việc mang quà từ quê vào lại là một cái nếp của những người dân sống v
à làm việc ở đất Sài Gòn này. Không ai bảo ai, cũng không ai bắt ai phải mang quà quê vào nhưng dường như nó đã thành một ý niệm bao nhiêu năm nay, hễ cứ về quê ăn tết và trở lại thành phố thì những thứ quà quê lại theo họ về thành phố.  
Quê nghèo, không đặc sản nhưng quà quê của chú Xiểng là những bắp ngô luộc mời bạn cùng xóm trọ nghèo.
 Quà quê của chú Xiểng là những bắp ngô luộc mời bạn cùng xóm trọ.
Sáng mùng 6, chị Đinh Thu Trang, quê Nha Trang, Khánh Hòa, làm việc tại công ty thiết kế nội thất ở quận 3 mang quà chia cho những người cùng cơ quan. Trong những người cùng cơ quan thì bộ phận công nhân ở xưởng tận quận 9 hôm nay cũng về, họ nhận quà chị cho, cùng ăn và cùng nói chuyện làm quen.

 “Hôm nay thực sự bất ngờ vì có một chị làm cùng công ty, năm ngoái hai chị em có xích mích nhau chuyện công việc và không nói chuyện với nhau. Nhưng hôm nay mình chủ động gửi biếu chị một ít nem chua đặc sản nha trang, rồi chị lại cho mình trái bưởi Tân Triều nhà chị trồng, hai chị em vừa ăn vừa nói chuyện, chẳng biết những hiểu lầm và giận hờn nhau đi đâu hết mà cả hai đều cở mở nói chuyện như bạn bè thân thích”, chị Trang vui vẻ nói.

Chiều mùng 5 tết, trong dòng người từ miền Tây chạy xe máy đổ về Thành phố. Trong một quán nước mía trên đường quốc lộ 1A đoạn qua trạm thu phí An Sương - An Lạc, quận Bình Tân. Ở quán nước, những người từ quê lên chở đầy đồ sau xe, khuôn mặt ai cũng mệt bờ phờ vì chặng đường dài mới đi. Dù không quen biết nhưng khi ngồi uống nước họ vẫn hỏi chuyện nhau, trong số những người ngồi nghỉ ở đây có cặp vợ chồng anh Tư Kịch có con nhỏ, đứa bé khóc vì đói sữa mà ở quán lại không có bán sữa. “Chị cho cháu uống chứ cháu đói lắm rồi”, một vị khách nữ ngồi cùng quán đưa hộp sữa và nói.

Để cảm ơn, anh Tư Kịch lấy trong túi đồ mang theo một bịch nhãn đặc sản Tiền Giang quê mình cho người phụ nữ vừa cho con mình sữa. Người phụ nữ giới thiệu mình tên Hương quê Trà Vinh cũng lấy trong túi đồ ra bọc trứng gà tặng anh Tư Kịch, họ nói chuyện rồi xin số điện thoại của nhau để liên hệ./.