IS dọa phá nhà tù Ả Rập Saudi sau vụ hành quyết giáo sĩ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã đe dọa sẽ phá các nhà tù đang giữ các chiến binh thánh chiến tại Ả Rập Saudi sau vụ nước này hành quyết 47 người trong đó có 43 người bị kết tội là binh sĩ của al-Qaeda.

Nhóm khủng bố, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công và tăng cường hoạt động tại nước láng giềng Yemen, đã nhắm vào nhà tù al-Ha'ir và Tarfiya nơi nhiều người Hồi giáo ủng hộ al-Qaeda và IS bị giam giữ.
Người biểu tình giương cao các biểu ngữ phản đối việc hành quyết giáo sĩ.
Người biểu tình giương cao các biểu ngữ phản đối việc hành quyết giáo sĩ.
Trong một bài viết đăng trên mạng hôm 5/1, IS tuyên bố luôn tìm cách để giải phóng tù nhân, nhưng chúng sẽ tính toán để “xoá sổ sự cai trị của bạo chúa, và sau đó phá hủy các nhà tù của chúng".
Mặc dù IS và al-Qaeda vẫn không thống nhất với nhau trên cơ sở tư tưởng nhưng cả 2 tổ chức này có chung sự thù hận đối với Ả Rập Saudi, quốc gia đang giam giữ hàng nghìn người ủng hộ IS và al-Qaeda.

Cuối tuần trước, Ả Rập Saudi đã tiến hành hành quyết 47 người Hồi giáo Shiite, trong đó có giáo sĩ Nimr al-Nimr, làm gia tăng căng thẳng sắc tộc với Iran.

IS đã nhận trách nhiệm về một loạt các vụ đánh bom và nổ súng ở Ả Rập Saudi từ tháng 11/2014, làm thiệt mạng hơn 50 người, trong đó có hơn 15 thành viên của lực lượng an ninh. Tổ chức al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập cũng từ đe dọa sẽ "khiến những người lính Ả Rập đổ máu” nếu các thành viên của nó bị hành quyết.

Trong một diễn biến liên quan, chính quyền Iran đã bày tỏ thái độ cứng rắn trước việc cắt đứt hoặc hạ thấp quan hệ với Tehran của Ả Rập Saudi và các nước đồng minh sau khi nước này phản đối vụ hành quyết một giáo sĩ Shiite của chính quyền Ả Rập Saudi.
IS dọa phá nhà tù Ả Rập Saudi sau vụ hành quyết giáo sĩ - Ảnh 1
Phát ngôn viên của chính phủ Iran Mohammad Baqer Nobakht hôm thứ Tư, 6/1, tuyên bố, là một nước nhỏ, Ả Rập Saudi cần tập hợp các đồng minh để được công nhận trong khu vực hoặc toàn cầu, nhưng Iran không cần bất kỳ liên minh vì nó đã là một nhà nước lớn và một nhân tố quan trọng trong khu vực.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani trước đó nói rằng "Ả Rập Saudi đang tìm cách đánh lạc hướng dư luận từ việc hành quyết dã man giáo sĩ Shiite nổi tiếng Sheikh Nimr Baqir al-Nimr sang sự ồn ào ngoại giao với Tehran," và kêu gọi những người ủng hộ nhân quyền lên tiếng về "tội ác của Ả Rập Saudi ". Vào hôm thứ Ba, 5/1, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Đan Mạch Kristian Jensen, ông Rouhani cũng kêu gọi các nước châu Âu “tuân thủ trách nhiệm nhân quyền trong vấn đề này”.

Vào ngày thứ Bảy tuần trước, Ả Rập Saudia đã công bố việc hành quyết giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr và 46 người khác trong một động thái mà đã thu hút sự lên án giận dữ từ người Hồi giáo Sunni và Shiite trên toàn thế giới.

Các tổ chức nhân quyền cáo buộc Ả Rập Saudi về hành vi “thực hiện chính sách đàn áp, bóp nghẹt tự do ngôn luận, lập hội và hội họp".