Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khắc phục vi phạm Thủ Thiêm: Mong đợi một chính sách công bằng hơn!

Kinhtedothi - Một số hộ dân đã khẳng định như vậy sau khi có thông tin về tiến trình khắc phục vi phạm kinh tế, quy hoạch, thực hiện các dự án... tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (KĐTM) vào chiều 14/8.
“Chưa tâm phục, khẩu phục”
Tại cuộc họp báo diễn ra chiều 14/8, UBND TP Hồ Chí Minh đã công bố kế hoạch, tiến độ thực hiện khắc phục vi phạm kinh tế, quy hoạch, thực hiện các dự án theo kết luận thanh tra 1037 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại KĐTM Thủ Thiêm, công bố ngày 26/6.
Trong buổi họp báo, khi thông tin về việc xác định khu vực 4,3ha - Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nhã cho biết, sau khi đo vẽ, lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan, ngày 13/8, UBND TP đã có quyết định phê duyệt ranh quy hoạch khu 4,3ha nằm ngoài ranh quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm. Từ đó, làm cơ sở để có phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân.
 Sự kiện họp báo ngày 14/8 thu hút hàng trăm phóng viên, báo đài tham gia đưa tin.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND TP, ông Võ Văn Hoan cho biết quá trình xác định 4,3ha phải dựa vào quy định của pháp luật, bản đồ hành chính từng thời điểm, tham khảo ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, TTCP và xin ý kiến của Thủ tướng.
Tổ công tác căn cứ vào hai bản đồ, gồm bản đồ quy hoạch xây dựng KĐTM Thủ Thiêm 1/2000 thiết lập 1997 và bản đồ quy hoạch xây dựng KĐTM Thủ Thiêm 1/5000 lập năm 1995 để xác định ranh 4,3ha. 
Ngay sau khi cuộc họp báo kết thúc, trao đổi với PV Báo Kinh tế & Đô thị, bà M (một hộ dân ở Thủ Thiêm) cho rằng, cách xác định ranh 4,3ha còn nhiều tồn đọng, rất mong muốn chính quyền làm rõ việc TP dựa vào căn cứ pháp lý nào để khẳng định là 4,3ha ngoài ranh.
“Mặc dù nhà tôi không nằm trong khu 4,3ha này, tuy nhiên với tư cách là một người dân Thủ Thiêm, tôi và nhiều hộ dân khác không “tâm phục khẩu phục”. Khi TP dùng Quyết định 13585 làm căn cứ là không ổn. Bởi vì Quyết định này được phê duyệt bởi người không có chức năng phê duyệt, khi dùng một văn bản không có giá trị pháp lý để chứng minh một vấn đề rõ ràng là không ổn tí nào. Nói chung lãnh đạo TP kết luận 4,3ha, thì chúng tôi biết là 4,3ha ngoài ranh, nhưng thật lòng mà nói cách thông tin này không thoã mãn được người dân”, cô M nhấn mạnh.
 Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu tại cuộc Họp báo về tiến độ, kết quả thực hiện Kết luận Thanh tra Chính phủ tại KĐTM Thủ Thiêm (ngày 14/8)
Đừng giải quyết kiểu: Kẻ cười, người khóc…
Liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân khu 4,3ha, ông Võ Văn Hoan cho biết, TP sẽ áp dụng hệ số quy đổi có lợi cho người dân. Giá bồi thường được xác định là giá hiện nay chứ không phải 10 năm trước.
Cụ thể, theo ông Hoan, giá bồi thường được xác định dựa trên giá bồi thường ở các dự án lận cận theo khung giá nhà nước. Đồng thời giá bán nền đất, nền nhà tái định cư cho người dân cũng được tính theo giá nhà nước. Áp dụng phương án này người dân không thiệt thòi gì cả, thậm chí có lợi.
Tuy nhiên, tiếp xúc với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông V (một hộ dân ở Thủ Thiêm) cho rằng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ dân khu 4,3ha còn nhiều bất cập.
Để chứng minh cho nhận định của mình, ông V dẫn chứng: “Ngay kế nhà tôi, có nhà kia rộng khoảng 200m2, thuộc sở hữu của Nhà nước (có nghĩa là đất thuê). Cách đây 10 năm, hộ này đã nhận tiền đền bù 4 tỷ đồng, với 4 tỷ đồng thời điểm đó làm được rất nhiều việc. Bây giờ sau hàng chục năm, hộ này lại được chính quyền chia thêm cho 2 nền đất trị giá mười mấy tỷ đồng chỉ với yêu cầu trả lại 4 tỷ đồng đã nhận trước đây. Rõ ràng quá hời, tôi không ghen tỵ gì đâu, chỉ là tôi hi vọng vào một chính sách công bằng, thấu tình đạt lý mà thôi”, ông V nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, bà M cho biết, hiện nay cách đền bù không quy ra tiền, mà quy ra đất. Nếu là nhà tư nhân có sổ hồng thì hệ số quy đổi là 0,8; nhà sở hữu Nhà nước thì hệ số quy đổi là 0,6; nhà mà đất công đất lấn chiếm thì hệ số là 0,5; còn công trình trên đất đó được tính theo giá mới, ngay tại thời điểm này.
 Hàng chục năm qua người dân Thủ Thiêm xin được trả lại nhà, lại đất, nhưng chỉ nhận lại được những lời hứa. 
“Ví dụ, nhà 100m2, nhà có chủ quyền hồng, thì được hoán đổi thành 80m2 ở nền trong khu quy hoạch. Nhà thuộc sở hữu nhà nước thì 100m2 thì được quy ra là 60m2, tương tự nếu là đất công thì 100m2 sẽ quy đổi ra là 50m2”, bà M nói.
Theo cô M, hiện nay có tất cả 331 hộ nằm trong khu 4,3ha. Tuy nhiên, trong đó có 9 hộ là chưa nhận một đồng tiền đền bù nào trước đây.
“Hiện nay, ngay sau khi TP công nhận 4,3ha ngoài ranh, trong tổng số 331 hộ trừ đi 9 hộ chưa nhận tiền đền bù, thì có tất cả 322 hộ đã nhận tiền đền bù từ hàng chục năm trước. Vấn đề nằm ở chỗ, 9 hộ không nhận tiền mười mấy năm nay, quyền lợi cũng được giải quyết y như những hộ đã lấy tiền trước đó. Có nghĩa là việc giải quyết quyền lợi cho các hộ dân sẽ theo một chính sách hoàn toàn mới, cũng từ đó mà đẻ ra nhiều điểm bất hợp lý, rõ ràng là bất hợp lý chồng bất hợp lý”, cô M phân tích.
Là một trong 9 hộ dân (thuộc khu 4,3ha) chưa nhận bất cứ tiền đền bù nào, chị P đã có những chia sẻ tường tận với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị.
“Với những hộ dân đã nhận tiền trước đây, thì hầu như hộ nào cũng đồng thuận với cách giải quyết của chính quyền TP, đơn giản là vì người ta không mất một  giọt mồ hôi, không mất một tờ đơn nào, không mất một đống bạc nào cho việc đi khiếu nại. Chỉ những người vất vả khiếu nại hàng chục năm qua như chúng tôi, mồ hôi đã rơi, nước mắt đã rơi, không đong đếm hết, mới thấy chưa thấm thía nổi được thất vọng. Đáng lẽ phải khoanh vùng, phân loại hộ nào ra đi giai đoạn nào, hộ nào đã nhận tiền trước đó, để đảm bảo được sự công bằng trong hướng xử lý”, chị P nói.
Chị P mong mỏi với tất cả những bất cập nói trên, những điểm chưa thoả đáng, mong mỏi chính quyền TP xem xét lại, hoạch định ra một chính sách công bằng cho tất cả mọi trường hợp.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

07 Jul, 06:13 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng khi Trung Quốc hành động để hạn chế tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

07 Jul, 06:12 AM

Kinhtedothi - Giá đồng tại London đã tăng gần mức cao nhất trong năm nay, khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào giữa bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do lượng lớn kim loại được chuyển sang Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế.

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ