Khách VIP nhà băng có thêm “trợ thủ” tài chính

Hà Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phân bổ tài sản, hiểu đơn giản là chúng ta phải biết bỏ trứng vào rổ nào để tăng khả năng sinh lợi lên mức cao nhất. Còn nếu hiểu rộng hơn, đó là kế hoạch phân bổ nhiều lớp tài sản khác nhau vào những thời điểm khác nhau và theo nhu cầu riêng biệt.

 Trong khi mặt bằng lãi suất ngày càng thấp, các sản phẩm tài chính lại ngày càng đa dạng, nhiều ngân hàng đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ các VIP có thêm “trợ thủ tài chính đặc biệt”, để đưa ra những quyết định chính xác hơn với túi tiền của mình.

Bùng phát nhu cầu “giữ tiền” của giới thượng lưu

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, túi tiền của người gửi tiết kiệm thời gian qua đã bốc hơi đáng kể.

Trước tình hình này, nhu cầu tìm kiếm kênh “giữ tiền” ngày càng tăng lên, đặc biệt những ai có quy mô tài sản càng lớn thì càng “sốt ruột” hơn. Thực tế trong thời gian qua, dòng chảy tiền từ tài khoản tiết kiệm đã rót vào thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và một số kênh đầu tư khác.

Có người chỉ muốn lãi suất cao hơn một chút để “giữ tiền”, nhưng cũng có người cũng tranh thủ tìm kiếm khoản lợi nhuận nhiều hơn trên thị trường đang bùng nổ về thanh khoản. Thế nhưng, không nhiều người có đủ thời gian, kiến thức và kinh nghiệm để tự mình đi mở tài khoản, tự chọn rồi tự mua cổ phiếu, trái phiếu.

Các dịch vụ quản lý tài sản vì thế bùng phát lên trong thời gian qua, giúp khách hàng hoạch định kế hoạch tài chính và danh mục đầu tư của mình tốt hơn. Trong xu hướng này, nổi bật hơn cả là các ngân hàng.

“Sau 3 năm ra mắt dịch vụ VPBank Diamond dành cho khách hàng cao cấp, chúng tôi nhận thấy nhu cầu cất giữ tài sản kết hợp với đầu tư sinh lời của khách hàng rất lớn”, một đại diện VPBank đánh giá.

 

 Nhu cầu cất giữ tài sản kết hợp sinh lời của khách hàng vô cùng lớn
VPBank đầu tháng 3 công bố dịch vụ mới dành riêng cho các khách hàng cao cấp của mình. Theo đó, khách hàng ưu tiên (VPBank Diamond) sẽ có một đội ngũ Chuyên gia tư vấn quản lý tài sản riêng với trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản để hỗ trợ khách hàng thực hiện hóa các mục tiêu tài chính.

Cùng với đó, tính năng “Tư vấn đầu tư” trên ứng dụng ngân hàng điện tử VPBank Online cũng được kích hoạt, giúp mang đến những gợi ý cụ thể cho danh mục đầu tư của mình.

Dịch vụ tư vấn theo đó sẽ được cá nhân hóa tuyệt đối tới từng khách hàng. Các chuyên gia tư vấn quản lý tài sản sẽ thiết kế riêng giải pháp tài chính phù hợp nhất, có tính “may đo” dựa trên khẩu vị rủi ro của từng khách hàng.

Theo đại diện VPBank Diamond, gói sản phẩm, dịch vụ có tính đột phá này nhằm mang đến những trải nghiệm tài chính mới nhất và cao cấp nhất, qua đó giúp khách hàng đưa ra những quyết định chính xác và nhanh chóng trong việc quản lý tài chính, nắm bắt các cơ hội gia tăng tài sản cả ngắn hạn và dài hạn.

Không chỉ dân số trẻ, nhu cầu đầu tư lớn cũng mang tới mang tới nhiều cơ hội lớn cho lĩnh vực quản lý tài sản trong bối cảnh giới nhà giàu và siêu giàu ngày càng tăng dần lên. Theo báo cáo ngành, Việt Nam có hơn 25.000 người siêu giàu với hơn 1 triệu USD giá trị tài sản đầu tư. Con số này dự kiến sẽ vượt quá 40.000 trong bốn năm tới. Việt Nam hiện đang xếp thứ hai trong top 10 thị trường có số lượng người giàu gia tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2010-2019.

Đặc quyền phân bổ tài sản theo sự ưu tiên

Quản lý danh mục cổ phiếu hay trái phiếu trên thực tế chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện phân bổ tài sản cá nhân. Nhìn xa hơn nữa là kế hoạch phân bổ tài sản trong nhiều loại sản phẩm, nhu cầu tài chính khác nhau như bảo hiểm, vay tiền để kinh doanh hay cho con đi du học.

Do đó, bản chất của dịch vụ quản lý tài sản là mang đến những giải pháp phù hợp cho mọi phân khúc khách hàng (khách hàng ưu tiên cao cấp, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và khách hàng cá nhân), thông qua các hoạt động chăm sóc, tri ân khách hàng, quản lý thanh khoản hay đáp ứng nhu cầu bảo vệ tài sản.

“Chúng tôi tư vấn cho khách hàng tất cả những giải pháp liên quan đến thanh toán, tiền gửi, cho vay, và song hành với những dịch vụ đó, “tài sản” trở thành chủ đề xuất hiện một cách tự nhiên. Đối với nhiều khách hàng ưu tiên cao cấp (HNW) và siêu cao cấp (UHNW), những buổi tư vấn thường xoay quanh xây dựng danh mục đầu tư theo từng loại tài sản dựa trên mục tiêu tài chính, mức độ chịu rủi ro và thời hạn đầu tư của khách hàng. Và chủ đề còn có thể mở rộng sang tư vấn kế hoạch thừa kế và phân chia tài sản”, ông Gauraw Srivastava, Giám đốc Trung tâm Khách hàng ưu tiên và Quản lý tài sản của VPBank cho biết.

 Quản lý đầu tư trong giai đoạn mới là bước đi khôn ngoan
Trên thực tế, khách hàng phân khúc cấp cao có nhu cầu tương đối phức tạp và rất quan tâm tới đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu niêm yết và các kênh đầu tư thay thế. Không những vậy, họ cũng có yêu cầu cao về dịch vụ ngân hàng cao cấp.

Ở khía cạnh này, khác với các công ty quản lý quỹ hay công ty chứng khoán, ngân hàng có ưu thế gần như “tuyệt đối”.

Do đó, nếu cộng gộp nhiều dịch vụ cho khách “VIP”, VPBank hiện đang tiên phong trong phân khúc bằng cách đưa ra các đặc quyền chưa từng có tại Việt Nam. Ngoài gói giải pháp về đầu tư, quản lý tài sản với mạng lưới đối tác trên nhiều lĩnh vực, VPBank Diamond còn cung cấp hàng loạt giải pháp phi tài chính khác như dịch vụ bác sĩ tư nhân, hỗ trợ tiện ích cá nhân và phong cách sống (du lịch - ẩm thực - nghỉ dưỡng), phòng chờ sân bay, đặc quyền cho vợ/chồng Khách hàng …

VPBank Diamond cũng vừa đưa ra tuyên ngôn mới về giải pháp tài chính vượt kỳ vọng mà thị trường đang còn rất thiếu. “Vị Thế Quyền Năng” mang đến giá trị đặc quyền tài chính cá nhân cao cấp mà giờ đây không bị giới hạn ở định nghĩa dịch vụ Khách hàng Ưu Tiên truyền thống. Tính đến cuối tháng 12/2020, phân khúc khách hàng ưu tiên của VPBank tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm 2019. Số khách hàng mới gia nhập phân khúc này cũng tăng hơn gấp 2 lần so với thời điểm một năm trước đó. Hiện nay, VPBank Diamond đang phục vụ hơn 85.000 khách hàng ưu tiên và quản lý hơn 5 tỉ đô la giá trị tài sản.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần