Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khai báo tái đàn chăn nuôi: Người dân chưa tự giác

Kinhtedothi - Chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện không bảo đảm, không nắm rõ Luật Chăn nuôi… là những lý do khiến người chăn nuôi không khai báo với chính quyền địa phương khi tái đàn. Điều này gây ảnh hưởng tới công tác quản lý, kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm, cũng như chiến lược phát triển ngành chăn nuôi của TP.
Do chăn nuôi nhỏ lẻ nên người dân không tự giác khai báo với chính quyền địa phương.
Luật Chăn nuôi năm 2018 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 gồm nhiều điểm nổi bật so với Pháp lệnh về giống vật nuôi năm 2004. Theo đó, tại khoản 1, Điều 54 quy định tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã nhằm kiểm soát quy mô chăn nuôi và có quy hoạch cụ thể cho từng vùng. Trong đó, kê khai tổng đàn vật nuôi, nguồn gốc mua bán sản phẩm giống vật nuôi… Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ người chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội chủ động khai báo khi tái đàn còn rất thấp.
Nuôi gà hàng chục năm nay nhưng bà Nguyễn Thị Ngư ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức chưa từng nghĩ đến việc khai báo chăn nuôi. Bà Ngư cho biết: “Trước đây, thỉnh thoảng có cán bộ thú y xã đến nhà để thống kê đàn vật nuôi chứ tôi chưa bao giờ chủ động đi khai báo bởi gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ”. Tương tự, hộ ông Phạm Văn Tiến, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai nuôi lợn từ 20 năm nay nhưng chỉ đến khi dịch tả châu Phi bùng phát mới kê khai với chính quyền địa phương để được nhận hỗ trợ. “Trước đây, tôi thường nhập con giống qua thương lái nên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Nhưng hiện nay phải nhập ở cơ sở uy tín để nếu không may gặp thiên tai, dịch bệnh còn được Nhà nước hỗ trợ theo quy định” – ông Tiến chia sẻ.

Là một trong những địa phương chăn nuôi trọng điểm của TP nhưng tới thời điểm này, huyện Ứng Hòa mới có khoảng 30% hộ chăn nuôi kê khai đàn vật nuôi. Trong đó chủ yếu là các DN, hợp tác xã, trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa Đặng Thị Tươi, việc kê khai tổng đàn vật nuôi trên địa bàn huyện rất khó khăn, do tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ lớn, người dân không tự giác khai báo. Điều này gây khó khăn tới việc định hướng phát triển chăn nuôi của huyện.

Theo Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, việc thống kê số lượng đàn vật nuôi có ý nghĩa rất quan trọng đối vợi việc quản lý tổng đàn, phòng chống dịch bệnh, cũng như chiến lược phát triển ngành chăn nuôi của Thủ đô. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ người chăn nuôi chủ động khai báo còn rất thấp. Do đó, để Luật Chăn nuôi đi vào đời sống và công tác thống kê đàn vật nuôi mang lại hiệu quả cao, chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, sát sao vào cuộc để nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

08 Apr, 03:18 PM

Kinhtedothi- Thủy sản Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức từ thị trường Mỹ bởi những quy định bất lợi và chính sách thuế mới. Lo ngại tăng trưởng xuất khẩu, uy tín của ngành hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là nỗi trăn trở chung của các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản Việt Nam hiện nay.

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ