Khan hiếm nhân lực Quản lý công nghiệp
Kinhtedothi - Hiện nay, do khan hiếm nhân lực ngành Quản lý công nghiệp (QLCN), nên các DN dệt may buộc phải tuyển cả người làm có chuyên môn không phù hợp, sau đó đào tạo lại.
TS Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng trường Đại học (ĐH) Công nghiệp dệt may Hà Nội cho biết, năm 2016, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các hiệp định thương mại tự do và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, thị trường lao động sẽ cạnh tranh sòng phẳng hơn giữa các nước trong khu vực. Chỉ lao động được đào tạo đúng nhu cầu của DN mới có cơ hội được tuyển dụng. Vì thế, năm 2016, ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội bắt đầu tuyển sinh ngành QLCN với khoảng 150 chỉ tiêu.
Ngành QLCN đã được đào tạo ở các trường phía Nam từ lâu. Tốt nghiệp ngành này, người học có thể làm việc ở tất cả các DN sản xuất công nghiệp, sở công thương, đặc biệt là các vị trí cán bộ quản lý trong các DN dệt may như: Sản xuất; công nghệ, thiết bị; đơn hàng; kế hoạch sản xuất; xuất nhập khẩu; nhân sự; tự tổ chức kinh doanh và điều hành DN dệt may. Hiện nay, cả nước có hơn 6.000 DN dệt may, thu hút hơn 2,5 triệu lao động làm việc. Với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10 - 12%/năm, các DN dệt may hàng năm sẽ cần khoảng 1.500 - 3.000 chỗ làm mới cho nhân lực QLCN.
Để đáp ứng nhu cầu của các DN, trong 4 năm học ngành QLCN, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên môn sâu ngành QLCN. Đó là kiến thức thực tế về dự báo, hoạch định, điều độ trong sản xuất; quản lý chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng... Cùng với đó là kiến thức chuyên sâu về quản trị nhân sự trong tổ chức, quản trị vận hành chuỗi cung ứng, xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh…; kiến thức về toán kinh tế; tiếng Anh chuyên ngành kinh tế và dệt may vận dụng vào công tác QLCN dệt may. Đặc biệt, sinh viên có thể phân tích được mối liên hệ giữa các giải pháp quản lý kỹ thuật với các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường trong công nghiệp dệt may. Ngoài ra là những kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất; phân tích quy trình quản lý sản xuất, quản lý DN; xây dựng được kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động theo nhu cầu của DN.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
- Báo chí quốc tế “giải mã” niềm tin của người dân Việt Nam với Đảng
- “Con đường hoa” chào mừng Đại hội Đảng của cán bộ, nhân dân phường Quan Hoa
- TP Hồ Chí Minh: Tái diễn nạn gọi điện giả cơ quan điều tra để lừa đảo
- Thủ tướng bổ nhiệm 2 Phó Tư lệnh
- Điện thoại 2G, 3G sẽ không được sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam từ 1/7/2021
- Cơ hội lớn cho công nghiệp hỗ trợ
- Thất bại trước tân binh của V-League, HLV trưởng Sài Gòn lại đổ lỗi cho mặt sân
- [Giữ gìn vẻ đẹp Tết cổ truyền] Bài cuối: Mong muốn bảo tồn và phát huy văn hóa Tết
- Đào Vân Hồ được dán tem chứng thực phục vụ người dân Hà Nội chơi Tết