Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kháng sinh thế hệ 1, 2 không còn tác dụng đặc hiệu

Kinhtedothi - Ngày 13/11, Bộ Y tế tổ chức họp báo và Mít tinh tuần lễ truyền thông toàn cầu phòng chống kháng thuốc kháng sinh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, phần lớn các loại kháng sinh thuộc thế hệ 1 và thế hệ 2 hiện nay đều không có tác dụng đặc hiệu. Các bệnh viện hầu hết đều phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới trong điều trị.
  Đại diện Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam trả lời báo chí
Theo Thứ trưởng, vấn đề kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ngày càng trầm trọng còn bởi việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt và đặc biệt là thói quen mua kháng sinh không cần đơn của một bộ phận người dân.
Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Việt Nam Kidong Park cảnh báo, nếu lạm dụng kháng sinh kéo dài mà không có kiểm soát, số lượng bệnh nhân tử vong do kháng thuốc sẽ tăng từ 700.000 người mỗi năm hiện nay lên hàng chục triệu người/vào năm 2050. Con người có thể bị tử vong chỉ vì một vết cắt chảy máu do nhiễm trùng vết thương mà kháng sinh không đáp ứng. “Nếu dùng thuốc kháng sinh thiếu cân nhắc, lạm dụng kháng sinh không những gây ra tình trạng kháng thuốc mà còn gây ra nhiều tác hại khác như gia tăng các biến cố có hại của thuốc không đáng có như dị ứng, sốc phản vệ, chảy máu đường tiêu hóa..., tăng tỉ lệ nhập viện cũng như tỉ lệ tử vong và gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh và cho toàn xã hội” – ông Kidong Park nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, hiện Bộ Y tế đang tiến hành nhiều biện pháp nhằm kiểm soát kê đơn thuốc kháng sinh trong điều trị. Thời gian tới Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc và đưa tiêu chí bán thuốc kháng sinh theo đơn vào tiêu chuẩn nhà thuốc đạt Thực hành tốt (GPP). Về phía người dân, Thứ trưởng khuyến cáo, người dân chỉ sử dụng khi bác sỹ kê đơn, không sử dụng lại đơn thuốc kháng sinh của người khác, tìm mọi cách để bảo vệ cơ thế không bị nhiễm khuẩn nhằm giảm thấp nhất việc sử dụng kháng sinh.
Được biết, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017- 2020, nhằm tăng cường thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý. Mục tiêu của Đề án là rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn. Đồng thời, tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, đặc biệt là siết chặt việc mua thuốc kháng sinh phải có đơn của bác sỹ. Cụ thể, giai đoạn 2017-2018, Bộ Y tế phối hợp Sở Y tế triển khai Đề án tại các tỉnh, thành phố gồm Nam Định, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Cần Thơ. Giai đoạn 2 từ 2018 đến 2020 sẽ mở rộng ra toàn quốc. Đến năm 2020 yêu cầu các quầy thuốc, nhà thuốc bán thuốc kháng sinh phải 100% có đơn thuốc.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ