Khát vọng giữ gìn nét đẹp văn hóa Việt của mỹ nghệ Tuyên Tâm

Mỹ An - Thu Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Được chế tác từ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ tại làng nghề quê hương, các sản phẩm mỹ nghệ Tuyên Tâm được đông đảo khách hàng lựa chọn. Không chỉ là sản phẩm kinh tế, đó còn là tinh hoa nghề truyền thống được chủ cơ sở hết lòng gìn giữ.

Con đường giữ nghề không bằng phẳng

Với quá trình hình thành lâu đời và phát triển nghề điêu khắc gỗ, làng mộc Thuần Mỹ (xã Hòa Phong – Hưng Yên) đã trở thành làng nghề truyền thống, đem lại giá trị văn hóa và kinh tế cao cho người dân nơi đây. Trong số các cơ sở đang sản xuất và kinh doanh đồ gỗ tại địa phương, mỹ nghệ Tuyên Tâm được biết đến là thương hiệu nổi bật, có thể làm giàu từ nghề quý cha ông.
 
Theo đó, cơ sở mỹ nghệ Tuyên Tâm hiện đang tập trung vào các dòng sản phẩm mỹ nghệ thủ công cao cấp, nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo như tượng gỗ con giống, lục bình gỗ. Dòng tượng Phật Di Lặc gỗ tại Tuyên Tâm cũng là tác phẩm được đánh giá cao, được tạo nên từ đôi tay tài hoa của nghệ nhân với những nét chạm khắc tinh tế, sinh động.

Tuy nhiên, dưới sức ép cạnh tranh của thị trường, những doanh nghiệp mỹ nghệ trẻ như Tuyên Tâm là không nhiều, nếu không nói là gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại. Đứng trước dòng chảy của cuộc sống, bài toán đồng thời phát triển kinh tế và bảo vệ truyền thống địa phương là thách thức lớn nhất, yêu cầu doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư dài hạn, đặt cái tâm với nghề lên trên lợi nhuận kinh tế trước mắt.

Bảo vệ bản sắc gỗ bằng kỹ thuật thủ công

Thời buổi kinh tế thị trường, các sản phẩm gỗ muốn cạnh tranh tốt thì không chỉ cần đáp ứng chất lượng mà còn yêu cầu giá cả hợp lý, thời gian hoàn thiện và giao hàng nhanh. Do đó, không ít cơ sở mỹ nghệ hiện nay đã bắt đầu sử dụng máy móc công nghiệp vào sản xuất hàng loạt. Tuy có thể cải thiện không ít năng suất lao động, nhưng công nghiệp đại trà lại biến những sản phẩm gỗ mỹ nghệ trở nên ngày một phổ thông, vô hồn, mất đi giá trị vốn có của một tác phẩm nghệ thuật.
 
Lựa chọn cho mình con đường phát triển riêng, mỹ nghệ Tuyên Tâm vẫn quyết tâm trung thành với nghệ thuật thủ công tinh xảo được ông cha truyền lại. Chỉ linh hoạt áp dụng công nghệ hiện đại vào các công đoạn nặng nhọc để đẩy nhanh tiến độ, những người thợ lành nghề tại cơ sở mỹ nghệ Tuyên Tâm hoàn toàn chế tác gỗ bằng phương pháp thủ công để có thể giữ nguyên cái hồn, giá trị nghệ thuật cho các tác phẩm.

Đặc biệt, với dòng sản phẩm tượng gỗ Phật Di Lặc tại cơ sở mỹ nghệ Tuyên Tâm, yêu cầu về độ tỉ mỉ, sắc sảo tuyệt đối của việc thao tác thủ công càng thêm quan trọng. Bởi lẽ, chỉ những đôi tay tài hoa của người thợ có tâm, có niềm đam mê với nghề mới có thể tạo ra những chi tiết sống động, gần gũi và chân thật với hình tượng đã quá quen thuộc trong tâm thức người Việt như vậy.
 
Còn đó dấu ấn văn hóa quê hương

Các sản phẩm của mỹ nghệ Tuyên Tâm luôn nhận được sự trân trọng của khách hàng là thành quả của sự nỗ lực gìn giữ và phát triển nét văn hóa bản địa của vùng đất Hòa Phong – Hưng Yên. Với sự kế thừa khéo léo, đặc trưng cha truyền con nối trong từng nét chạm khắc được đội ngũ lao động tại đây lồng ghép và thể hiện qua những sản phẩm được bán ra ngoài thị trường, khẳng định chất lượng của thương hiệu mỹ nghệ Hưng Yên lâu đời.

Đặc biệt, để giải bài toán có thể giữ gìn tinh hoa nghề cổ của làng nghề, vừa có thể theo kịp xu thế hiện đại, mỹ nghệ Tuyên Tâm đang không ngừng chuyên môn hóa, thay đổi lối mòn sản xuất hộ gia đình. Không chỉ là chữ “Tín” với khách hàng, đó còn là chữ “Tâm” đáng quý đặt vào công việc phát triển kinh tế làm giàu cho quê hương.
 
Ngoài phục vụ tiêu thụ sản phẩm cho thị trường nội địa, cơ sở mỹ nghệ Tuyên Tâm đang từng bước đẩy mạnh đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm để dễ dàng tiếp cận nhu cầu quốc tế. Định hướng của mỹ nghệ Tuyên Tâm trong thời gian tới là sẽ tiếp tục nâng cao kỹ năng toàn diện của thợ chế tác, đồng thời mở rộng việc quảng bá thương hiệu mỹ nghệ thủ công truyền thống.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần