Khi nghệ nhân ưu tú hầu đồng

Lại Tấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ của lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NNND), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) lần thứ hai trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, nghi lễ hầu đồng đã được trình diễn trước đông đảo người dân.

Tối 17/5, trong khuôn khổ của Lễ trao tặng danh hiệu NNND và NNƯT, nghi lễ hầu đồng đã được các nghệ nhân biểu diễn trong khuôn viên của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Tín ngưỡng thờ mẫu” chủ yếu là lễ Hầu đồng của Việt Nam được UNESCO công nhận nhiều di sản văn hóa ngày 1/12/2016, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hầu đồng hay còn được gọi là hầu bóng, là một nét văn hóa mang đậm tính nghệ thuật dân gian của tín ngưỡng tâm linh người Việt, ca ngợi những ông hoàng bà chúa, những người có công với dân tộc Việt Nam.
 Hầu đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Về bản chất đây được xem là nghi thức giao tiếp với thần linh, người cõi âm thông qua các cô đồng, bà cốt hoặc cậu đồng.
 Năm nay, Hà Nội có 7 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, 36 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú và 1 nghệ nhân được truy tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
36 nghệ nhân được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú ở các lĩnh vực: ca trù, hát chèo tàu, rối nước, kéo co ngồi, hát trống quân, hát văn
Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng nghệ nhân được phong tặng. Đây là niềm vinh dự và tự hào, đồng thời cũng là trọng trách mà thành phố cần quan tâm hơn nữa tới các nghệ nhân, tới những "báu vật nhân văn sống" để giữ gìn và bảo vệ các di sản vô giá mà cha ông đã để lại
UBND TP Hà Nội trao bằng khen của Chủ tịch nước cho các NNND và NNƯT.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần