Khó áp dụng việc nghỉ học thứ Bảy
Kinhtedothi - Sau khi Lào Cai - địa phương đầu tiên ở miền Bắc cho học sinh (HS) nghỉ học ngày thứ Bảy, nhiều ý kiến đồng ý được đưa ra.
Tin liên quan
-
Hàng loạt học sinh nghỉ học ở Thái Bình do sợ lây bệnh từ bạn đã đi học lại
- Vụ học sinh THCS-THPT Ban Mai bị rối loạn tiêu hóa: 5 học sinh vẫn phải nghỉ học
- Mưa lớn, học sinh toàn TP Đà Nẵng phải nghỉ học
- Tại trường Mầm non Dịch Vọng Hậu: Chưa có học sinh nào phải nghỉ học vì chậm đóng tiền
- Hà Nội: Có thể cho học sinh lùi giờ học hoặc nghỉ học khi bão số 4 đổ bộ
Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất và chương trình học vẫn là trở ngại lớn khiến phương án này khó thực hiện rộng rãi.
Khó đáp ứng chương trình học
Việc áp dụng cho HS nghỉ học thứ Bảy nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục HS. Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới - GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, chương trình dạy học dựa trên văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định nên HS phải học đủ giờ. So với chương trình giáo dục của nước ngoài, khối tiểu học và THCS ở Việt Nam còn thiếu khoảng 1.500 giờ học. Vì vậy, nếu học 2 buổi/ngày thì HS mới có thể nghỉ thứ Bảy.
Nghỉ học thứ Bảy là mong muốn của nhiều gia đình công chức Nhà nước vì muốn cho con cái nghỉ ngơi hoặc đi du lịch, thăm họ hàng, ông bà ở xa… Nhưng lại có không ít gia đình làm nghề tự do, ở khu vực nông thôn hay người lao động bình thường phải đi làm nên không muốn con nghỉ học vào cuối tuần.
Nếu nghỉ học thứ Bảy, các gia đình phải thuê người trông nom, đối với HS lớn tuổi hơn, không được quản lý dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, các địa phương đã được giao quyền tự chủ, tự quyết nên cơ sở tự sắp xếp theo quy định của chương trình là đủ số tiết học.
Theo một khảo sát mới đây, ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, từ lớp 1 đến lớp 9, tính trung bình mỗi HS phải học 7.390 giờ/năm. Còn theo Dự thảo của Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam, tổng thời lượng học của HS tiểu học và THCS chỉ đạt 5.909 giờ/năm. Vì vậy, nếu HS nghỉ học ngày thứ Bảy thì phải giảm bớt nội dung so với chương trình các nước để phù hợp với thời gian bị giảm, chương trình sẽ thiếu hụt. Hoặc phải thực hiện tương đối đủ nội dung so với chương trình các nước trong khi số giờ học bị giảm sẽ dẫn đến chương trình học quá tải.
Phần lớn các trường THCS, THPT chỉ có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày, do đó lâu nay Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông đã chọn giải pháp tiếp tục bố trí HS học ngày thứ Bảy trong tuần.
Phải đảm bảo kiến thức cho học sinh
Hiện các tranh luận trái chiều chỉ được chú ý ở góc độ thuận lợi hay bất lợi cho sinh hoạt của các gia đình. Trong khi, theo ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, điều cần quan tâm nhất là nghỉ học thứ Bảy liệu có đảm bảo về chất lượng, thời gian học tập chính thức cho HS? Đối với giáo viên, hầu hết đều tán thành nghỉ học vào thứ Bảy để có thời gian nghỉ ngơi, soạn giáo án…
Nhưng vấn đề bố trí chương trình trong tuần thế nào để tránh việc học dồn tiết vào những ngày trong tuần cũng là vấn đề đáng bàn. Vì vậy, mặc dù đồng tình với chủ trương cho HS nghỉ ngày thứ Bảy nhưng nhiều trường phổ thông e ngại tính khả thi của đề xuất này.
Đơn cử, trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) triển khai học 2 buổi/ngày. Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên nhà trường cho biết, HS đang chịu áp lực vì học nhiều, kỹ năng HS còn yếu, mối liên hệ giữa HS và phụ huynh chưa chặt chẽ.
Các ngày trong tuần đều học từ sáng đến tối, đêm về vẫn phải làm bài tập nên để HS nghỉ vào thứ Bảy là hợp lý. Nhưng để thực hiện được, các trường nên tăng cường học 2 buổi/ngày và nâng cao cơ sở vật chất trường, lớp.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ khẳng định, hiện nay nhiều trường đều học 1 buổi/ngày mới đủ lớp, đủ thầy cô dạy và chương trình đang được ổn định, thiết kế học 6 ngày/tuần. Nếu rút ngắn ngày học chỉ có thể áp dụng học 2 buổi/ngày hoặc cắt giảm tiết học. “Dù học 5 hay 6 ngày/tuần vẫn phải đảm bảo đủ kiến thức cho HS phù hợp với lứa tuổi, lộ trình học tập” - PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.
Thực tế cho thấy, ngoài thời gian học chính khóa, HS học thêm rất nhiều để theo kịp chương trình, thi cử. Có thể phương án nghỉ học thứ Bảy sẽ được nhiều người ủng hộ nhưng HS sẽ khó đáp ứng chương trình, kiến thức để thi cử.
"Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều hoạt động giáo dục, vì vậy, nghỉ học thứ Bảy thì HS không được tham gia trải nghiệm. " - Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Quý Thanh |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Xin hãy giúp đỡ thầy giáo, Thạc sỹ Vật Lý Trần Hoàng Diễn Vinh
Kinhtedothi - Sinh năm 1984, tốt nghiệp loại giỏi đại học Sư phạm khoa Vật lý – ĐH Vinh tỉnh Nghệ An năm 2004 lúc vừ ...XEM THÊM -
Những nguyên nhân gây đột tử
Kinhtedothi - Đột tử là một trong những thách thức của người bệnh cũng như của y học. Theo thống kê của Hội tim mạch ...XEM THÊM -
[Kỹ năng sống] Làm gì khi con nói dối?
Kinhtedothi - Thông thường, khi phát hiện con nói dối, cha mẹ sẽ ngay lập tức la mắng con. Nhưng cũng có một số thì t...XEM THÊM -
[Thuốc&Dinh dưỡng] Uống thuốc đúng giờ
Kinhtedothi - Khi uống thuốc đúng giờ, bạn sẽ có khả năng chữa bệnh cao nhất. Dưới đây là những hướng dẫn giờ giấc ch...XEM THÊM -
PGS.TS Trần Diên Hiển: Tôi rất tâm đắc với triết lý của bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”
Kinhtedothi - Trao đổi về bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 môn Toán do mình làm chủ biên, PGS.TS Trần Diên Hiển chia sẻ:...XEM THÊM -
[Tiếng dân] Phát triển đất nước, nhìn từ thành công của bóng đá
Kinhtedothi - Để có chiếc HCV SEA Games 30 là sự hội tụ của rất nhiều yếu tố như đào tạo bóng đá trẻ, nâng cấp chất l...XEM THÊM
-
Hạnh phúc muộn
Kinhtedothi - Ở tuổi 40, ở quê nhiều người đã lên chức ông ngoại, còn tôi vẫn đi về lẻ bóng. Gia đình họ hàng mặc định tôi ế, ở độ tuổi này có “ma” nào thèm lấy.14-12-2019 05:56
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đẩy mạnh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm
Kinhtedothi - Ngày 13/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo.13-12-2019 21:09
-
Quận Thanh Xuân: Thông qua 10 nghị quyết chuyên đề quan trọng
Kinhtedothi - Ngày 13/12, HĐND quận Thanh Xuân đã tổ chức Kỳ họp thứ 10 - HĐND quận khóa V, nhiệm kỳ 2016 - 2021.13-12-2019 20:46
-
Hành trình mang thai của người mẹ mắc ung thư
Kinhtedothi - Dù biết khối u phát triển di căn não, nhưng chị Nguyễn Thị H. 36 tuổi quê tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tạm dừng điều trị, quyết tâm giữ lại sinh linh bé bỏng đang ma...13-12-2019 17:44
-
Ra mắt ứng dụng bảo vệ trẻ em “Tổng đài 111”
Kinhtedothi - Chiều 13/12, ChildFund Việt Nam, Cục Trẻ em và Microsoft Việt Nam chính thức công bố ứng dụng phần mềm App Tổng đài 111 Bảo vệ trẻ em trên hai nền tảng điện thoại thông dụng IOS và An...13-12-2019 16:43
- Cảnh sát giao thông toàn quốc ra quân đảm bảo an toàn giao thông Tết Canh Tý 2020
- Hà Nội: Chất lượng không khí sáng 15/12 có sự thay đổi rõ nét
- Người thắng, kẻ thua từ thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1
- Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025
- Hà Nội tiếp tục có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm
- Vì sao Hà Nội đang ở mức ô nhiễm cao nhất tính từ đầu năm đến nay?
- Bộ Y tế khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm nghiêm trọng
- Xuất hiện tập đoàn nước ngoài muốn sửa triệt để mặt cầu Thăng Long
- Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung thăm, chúc mừng Giáng sinh Tòa Tổng giám mục