Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khó thu hồi kinh phí đào tạo với sinh viên sư phạm làm trái ngành

Kinhtedothi - Bắt đầu từ khóa tuyển sinh 2021 – 2022, sinh viên sư phạm được cấp học phí và chi phí sinh hoạt; tuy nhiên sẽ buộc phải bồi hoàn nếu vi phạm cam kết. Việc thu hồi kinh phí với nhóm sinh viên này là không dễ bởi chưa có chế tài cụ thể.
UBND tỉnh chịu trách nhiệm thu hồi kinh phí
Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định: Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách hỗ trợ nhưng không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian theo quy định; sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học sẽ buộc phải bồi hoàn kinh phí đào tạo.
 Từ năm học 2021- 2022, sinh viên sư phạm được cấp học phí và chi phí sinh hoạt
Căn cứ Điều 9, Nghị định 116, UBND tỉnh có trách nhiệm rà soát và ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và phí sinh hoạt với sinh viên vi phạm cam kết. Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình (bố/mẹ đẻ, chồng/vợ) phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục bồi hoàn. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn là 4 năm kể từ khi sinh viên nhận được thông báo. Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do ngân hàng quy định.
Chưa có chế tài xử lý
Vấn đề thu hồi kinh phí đào tạo sinh viên sư phạm, nói thì dễ nhưng thực hiện không đơn giản. Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đặt ra tình huống: “Sinh viên được hỗ trợ kinh phí đào tạo nhưng trong quá trình tuyển dụng, sinh viên đó không trúng tuyển hoặc có tình huống sinh viên do tỉnh này hỗ trợ kinh phí đào tạo nhưng đi thi tuyển dụng và làm việc ở các tỉnh thành khác thì có phải nộp lại kinh phí đó hay không?”.
 Cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu giáo viên theo Nghị định 116 rất mới mẻ
Dẫn chứng về thực tế xảy ra tại địa phương, ông Huyên cho biết: “Nghị định 116 giao UBND tỉnh có trách nhiệm thu hồi kinh phí đào tạo nhưng hiện nay, chúng tôi đang vướng đối với đối tượng sinh viên cử tuyển. Lạng Sơn hiện còn hơn 10 sinh viên cử tuyển vi phạm. Tỉnh đã giao cho các sở chuyên môn đôn đốc thu hồi nhưng sau 5 lần thông báo vẫn chưa thu hồi được. Việc này rất khó khăn bởi không có chế tài để xử lý. Việc thu hồi kinh phí đào tạo sinh viên sư phạm này cũng vướng tương tự khi không có chế tài xử lý”.
Trả lời vấn đề trên, ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ GD&ĐT) cho hay, mục tiêu của Nghị định 116 hướng đến là nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu thực tế các địa phương chứ không phải để thu hồi kinh phí. Do đó, nếu sinh viên sư phạm làm trong ngành giáo dục bất cứ ở đâu trên cả nước, công lập hay ngoài công lập, hoặc có xác nhận công tác trong ngành giáo dục đều không phải bồi hoàn. Chỉ với những trường hợp vi phạm cam kết, cố tình không bồi hoàn thì áp dụng chế tài dân sự. Nếu 3 lần thông báo mà không nộp lại thì có thể dùng các giải pháp theo quy định của Luật Dân sự để xử lý.
“Cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đấu thầu giáo viên theo Nghị định 116 khá mới mẻ. Mặc dù nghị định đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, qua thời gian rất dài với góc nhìn và sự đóng góp ý kiến của nhiều bên liên quan nhưng đây là vấn đề lớn với cả địa phương, cơ sở đào tạo giáo viên, người học và chắc chắn trong quá trình triển khai nghị định sẽ đặt ra nhiều vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn vào tổng thể, cân đối theo cái chung nhất để triển khai; cố gắng khắc phục tồn tại, giải quyết từng bài toán, từng quy trình để sau một thời gian, việc thực hiện nghị định sẽ đi vào ổn định”- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn.
 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ