80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khởi công xây dựng biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau

Kinhtedothi - Công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi (Cà Mau) được thiết kế mô phỏng kiến trúc Cột cờ Hà Nội cổ xưa, qua đó thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của Thủ đô Hà Nội đối với vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Sáng 16/1, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, UBND TP. Hà Nội và UBND tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức lễ động thổ xây dựng công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại khu vực cột mốc tọa độ quốc gia GPS 001, điểm cực Nam của Tổ quốc.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đồng chí Phạm Quang Nghị, chỉ đạo Đảng bộ TP. Hà Nội, đồng chí Lê Thanh Hải, chỉ đạo Đảng bộ TPHCM, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tới dự.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, TP. Hà Nội rất vinh dự được thay mặt cho các tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau.

Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của Thủ đô Hà Nội đối với vùng đất mũi. Công trình càng có ý nghĩa hơn khi được chọn đặt tại điểm cuối của tuyến đường Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Đức Chung tin tưởng Cột cờ Hà Nội sẽ góp thêm cho Đất Mũi một công trình có giá trị nghệ thuật, kiến trúc đẹp, mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử; có ý nghĩa thiêng liêng khẳng định chủ quyền, tình cảm gắn bó Bắc Nam một nhà.

Công trình Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi, Cà Mau được quy hoạch nằm trên trục giao thông chính của quy hoạch chi tiết Khu I, Khu công viên văn hóa du lịch mũi Cà Mau, là điểm chốt có ý nghĩa quan trọng đối với trục đường huyết mạch nối hai miền Bắc-Nam, đường Hồ Chí Minh.

Công trình nằm trong khu vực chính tập trung các hoạt động nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu tự nhiên, tham quan, du lịch, văn hóa lễ hội của nhân dân địa phương, của du khách trong nước và nước ngoài; có mối liên hệ, gắn kết với một số công trình quan trọng như: Cột mốc tọa độ quốc gia, con tàu và cánh buồm (biểu tượng của mũi Cà Mau), gần bến thuyền trung tâm; nằm ở khu vực ghi đậm những dấu ấn lịch sử của dân tộc trong các thời kỳ đấu tranh giữ nước, giành độc lập và vươn khơi lấn biển.

Cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau được thiết kế mô phỏng kiến trúc Cột cờ Hà Nội cổ xưa, được xây dựng kiên cố, hiện đại, có khả năng chống chịu gió bão và xâm thực của nước biển.

Công trình với công năng sử dụng đa năng, có khu vực phục vụ biểu diễn lễ hội, có thang dẫn lên kỳ đài phục vụ khách thăm quan du lịch, có khu vực trưng bày hiện vật và tư liệu lịch sử.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
63 năm lực lượng Cảnh sát Nhân dân: Giữ trọn lời thề vì bình yên Tổ quốc

63 năm lực lượng Cảnh sát Nhân dân: Giữ trọn lời thề vì bình yên Tổ quốc

20 Jul, 12:18 PM

Kinhtedothi - Ngày 20/7/1962 đánh dấu mốc son đặc biệt trong lịch sử xây dựng và phát triển lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam. Trải qua 63 năm chiến đấu, hy sinh và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã trở thành “thanh bảo kiếm” sắc bén, “lá chắn thép” vững chắc bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước.

Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

19 Jul, 07:42 PM

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/7 đến ngày 19/7/2025 tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc Hội nghị.

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ