Khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên: Tránh đầu tư dàn trải
Kinhtedothi - Thành công trong khởi nghiệp chiếm tỉ lệ rất nhỏ nên những đơn vị đã từng tham gia hoạt động này đề nghị Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đầu tư có trọng điểm, thay vì dàn trải ra gần 1.000 trường cao đẳng (CĐ) và trung cấp (TC).rn
Tin liên quan
-
Thành ông chủ sau ba lần khởi nghiệp thất bại từ vịt trời
- Thương mại hóa sáng chế - chìa khóa khởi nghiệp
- FSI đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp Thủ đô
- Trao giải các dự án tham dự cuộc thi khởi nghiệp 2017
Sáng nay 1/2, Tổng cục GDNN, Bộ LĐTB&XH triển khai thực hiện Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 phê duyệt Đề án hỗ trợ học sinh sinh viên (HSSV) khởi nghiệp đến 2025.
Báo cáo kế hoạch triển khai Quyết định 1665, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV Nguyễn Chí Trường cho biết: “Kế hoạch sẽ làm thay đổi định hướng và mục tiêu học tập của HSSV từ thụ động chờ việc sang chủ động tự tạo việc làm sau tốt nghiệp. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ HSSV hình thành và hiện thực hoá các ý tưởng, dự án khởi nghiệp”.
Tổng cục GDNN xây dựng mục tiêu, đến năm 2020 có 100% (950) trường CĐ và TC có kế hoạch và tổ chức triển khai hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. Ít nhất 90% HSSV của 1.977 trường CĐ, TC và trung tâm GDNN-giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp. 50% (472) trường CĐ và TC có ít nhất 2 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các DN, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Đến năm 2025 sẽ tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp thuộc gần 1.000 trường CĐ và TC. 70% (665) trường CĐ và TC có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí.
Để thực hiện các mục tiêu, Tổng cục GDNN đưa ra 5 giải pháp thực hiện, bao gồm: Thông tin tuyên truyền; hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp; tạo môi trường cho HSSV khởi nghiệp; hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp; hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Chia sẻ về kế hoạch thực hiện Đề án 1665, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng cho rằng: Từ trước đến nay, chúng ta chỉ dạy nghề, bây giờ khởi nghiệp sáng tạo là vấn đề lớn, rất khó để làm được nhưng phải quyết tâm. Quan trọng hơn là có kế hoạch khả thi.
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai Quyết định 1665, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV Dương Văn Bá - Bộ GD&ĐT cho hay: Chúng tôi đặt ra 5 nhiệm vụ chính, cùng với truyền thông, tuyên truyền thì lãnh đạo nhà trường phải thay đổi tư duy, chương trình đào tạo để hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. Về phía HSSV cũng phải thay đổi tư duy học để tự tạo việc làm, chứ không phải học xong để đi xin việc. Trong chương trình của các nhà trường cần phải có khối lượng kiến thức khởi nghiệp cũng như phát triển không gian hệ sinh thái cho nhà trường.
Ông Bá cho rằng, rất khó để thực hiện khởi nghiệp nếu đầu tư dàn trải. Thay vào đó là tạo cơ chế, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho nhà trường làm tư vấn khởi nghiệp. Đồng tình với quan điểm này, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghiệp Huế Cung Trọng Trường – đơn vị đã triển khai khởi nghiệp sáng tạo HSSV, nhận định việc đầu tư dàn trải cho 1.000 trường làm khởi nghiệp rất khó thành công, vì thế nên cân đối lại thực hiện trong 100 trường.
Ông Trường cũng chia sẻ, để thực hiện khởi nghiệp sáng tạo, Trường CĐ Công nghiệp Huế đã thay đổi nhận thức, tư duy cho giảng viên; đào tạo đội ngũ giảng viên giảng dạy đổi mới sáng tạo thực sự hiểu vấn đề; xây dựng hệ sinh thái trong nhà trường. Đối với sinh viên thì phải có thái độ, kỹ năng, kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thay đổi quan điểm hợp tác theo hướng mang “DN đến nhà trường – Mang sinh viên đến DN”, để hai bên cùng có lợi đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy DN phát triển.
Tổng cục GDNN xây dựng mục tiêu, đến năm 2020 có 100% (950) trường CĐ và TC có kế hoạch và tổ chức triển khai hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. Ít nhất 90% HSSV của 1.977 trường CĐ, TC và trung tâm GDNN-giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp. 50% (472) trường CĐ và TC có ít nhất 2 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các DN, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Đến năm 2025 sẽ tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp thuộc gần 1.000 trường CĐ và TC. 70% (665) trường CĐ và TC có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí.
Để thực hiện các mục tiêu, Tổng cục GDNN đưa ra 5 giải pháp thực hiện, bao gồm: Thông tin tuyên truyền; hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp; tạo môi trường cho HSSV khởi nghiệp; hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp; hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Chia sẻ về kế hoạch thực hiện Đề án 1665, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng cho rằng: Từ trước đến nay, chúng ta chỉ dạy nghề, bây giờ khởi nghiệp sáng tạo là vấn đề lớn, rất khó để làm được nhưng phải quyết tâm. Quan trọng hơn là có kế hoạch khả thi.
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai Quyết định 1665, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV Dương Văn Bá - Bộ GD&ĐT cho hay: Chúng tôi đặt ra 5 nhiệm vụ chính, cùng với truyền thông, tuyên truyền thì lãnh đạo nhà trường phải thay đổi tư duy, chương trình đào tạo để hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. Về phía HSSV cũng phải thay đổi tư duy học để tự tạo việc làm, chứ không phải học xong để đi xin việc. Trong chương trình của các nhà trường cần phải có khối lượng kiến thức khởi nghiệp cũng như phát triển không gian hệ sinh thái cho nhà trường.
Ông Bá cho rằng, rất khó để thực hiện khởi nghiệp nếu đầu tư dàn trải. Thay vào đó là tạo cơ chế, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho nhà trường làm tư vấn khởi nghiệp. Đồng tình với quan điểm này, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghiệp Huế Cung Trọng Trường – đơn vị đã triển khai khởi nghiệp sáng tạo HSSV, nhận định việc đầu tư dàn trải cho 1.000 trường làm khởi nghiệp rất khó thành công, vì thế nên cân đối lại thực hiện trong 100 trường.
Ông Trường cũng chia sẻ, để thực hiện khởi nghiệp sáng tạo, Trường CĐ Công nghiệp Huế đã thay đổi nhận thức, tư duy cho giảng viên; đào tạo đội ngũ giảng viên giảng dạy đổi mới sáng tạo thực sự hiểu vấn đề; xây dựng hệ sinh thái trong nhà trường. Đối với sinh viên thì phải có thái độ, kỹ năng, kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thay đổi quan điểm hợp tác theo hướng mang “DN đến nhà trường – Mang sinh viên đến DN”, để hai bên cùng có lợi đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy DN phát triển.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
T&T Group đầu tư 8.656 tỷ đồng phát triển đô thị mới tại An Giang
Kinhtedothi - UBND tỉnh An Giang vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án khu đô thị mới tại TP Long ...XEM THÊM -
Amazon và T&T Group hợp tác: Bệ phóng đưa sản phẩm Việt Nam ra thế giới
Kinhtedothi - Hợp tác chiến lược giữa Amazon Global Selling và T&T Group, với sự hỗ trợ của Ngân hàng SHB, Chủ tịch H...XEM THÊM -
Bưu điện Việt Nam được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì
Kinhtedothi - Với doanh thu tăng trên 22%, tổng lợi nhuận tăng trên 20% so với năm trước, năm 2019 Bưu điện Việt Nam ...XEM THÊM -
50 doanh nghiệp Việt Nam đạt giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương
Kinhtedothi - Cho đến nay, Việt Nam đã có gần 2.000 DN đạt giải thưởng chất lượng quốc gia (GTCLQG), trong số đó có 2...XEM THÊM -
Bamboo Airways bất ngờ hé lộ tên riêng đặt cho máy bay Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên của Hãng
Kinhtedothi - Những chiếc Boeing 787-9 Dreamliner trong đội bay của Bamboo Airways sẽ không chỉ đơn thuần là “máy bay...XEM THÊM -
Novaland là nhà phát triển bất động sản tốt nhất Đông nam Á
Kinhtedothi - Ngày 12/12, tại Lễ trao giải Bất động sản Dot Property Southeast Awards 2019 lần thứ 4, Tập đoàn Novala...XEM THÊM
-
Cung cấp hợp đồng điện tử, EVN phục vụ người dân, doanh nghiệp
Kinhtedothi - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Lễ công bố ”Cung cấp Hợp đồng điện tử”.12-12-2019 16:12
-
Bầu Hiển kể chuyện đi “xem giò” Đoàn Văn Hậu gần 10 năm trước
Kinhtedothi - Liên tiếp những chiến công của bóng đá Việt Nam thời gian qua mang đậm dấu ấn của các doanh nhân đầu tư vào bóng đá. Chiến thắng không bỗng nhiên mà có, đó là cả quá trình đầu tư bài ...12-12-2019 10:15
-
“Không có chuyện không nhìn thấy hình ảnh Diêm Thống Nhất trên thị trường nữa”
Kinhtedothi - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Diêm Thống Nhất trước các thông tin về việc công ty này dừng toàn bộ hoạt động sản xuất diêm. Theo ông Hưng, công ty ch...11-12-2019 15:32
-
Đổi mới toàn diện để phát triển bền vững
Kinhtedothi - Ngày 11/12, tại Hà Nội, gần 300 doanh nghiệp, doanh nhân, chuyên gia kinh tế, nhà quản lý... đã tham dự diễn đàn “Doanh nghiệp phát triển bền vững vì lợi ích cộng đồng”, do Viện Nghiê...11-12-2019 14:28
-
Cổ phần hóa doanh nghiệp: Chậm tiến độ, phát sinh thua lỗ
Kinhtedothi - Thông tin tại cuộc họp báo chuyên đề ngày 10/12 về “Tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2018; kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa DN Nhà nước (DNNN) năm 2019” ...11-12-2019 07:56
- Cháu bé 12 tuổi bị đánh ở khu đô thị Ciputra: Xử nghiêm để làm gương
- Xử lý Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Cần nhiều giải pháp quyết liệt
- [Infographics] Xét xử sơ thẩm vụ Mobifone mua AVG vào ngày 16/12
- TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trèo lên dải phân cách, hành khách hoảng loạn kêu cứu
- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo xác minh, điều tra vụ việc cháu bé bị đánh tại Khu đô thị Ciputra
- [Chất lượng không khí Hà Nội ngày 15/12] Đa phần vẫn ở mức xấu
- Hành trình triệt phá đường dây "khủng" nhập lậu dược liệu từ Trung Quốc về Việt Nam
- Hà Nội: Ra quân thực hiện dự án xây dựng đường Tây Thăng Long
- Cảnh sát giao thông toàn quốc ra quân đảm bảo an toàn giao thông Tết Canh Tý 2020