Tuy nhiên, trong quá trình khởi nghiệp, họ lại dễ dàng đi đến thành công. Đây là kinh nghiệm thực tế của nhiều startup đã chứng minh.
Học một đằng làm một nẻoSau 5 năm học ĐH Bách Khoa Hà Nội theo sự định hướng của bố mẹ, anh Đinh Văn Hải – Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ Tomokid thấy ngành nghề học không phù hợp với khả năng của mình nên đã không làm đúng chuyên ngành mà quyết tâm theo đuổi mô hình giáo dục. Nhận thấy, tiếng Anh cho trẻ em đang trở thành một nhu cầu thiết yếu và vô cùng quan trọng nên năm 2014, anh đã cùng Ths Chính sách Công, Đại học UC Berkeley (Mỹ) - Trần Thị Ái Liên triển khai dự án chương trình đạo tạo tiếng Anh cho trẻ em từ 2 - 8 tuổi mang tên Tomokid. Lý do anh Hải chọn mô hình này là bởi độ tuổi 2 - 8 tiềm năng não bộ của trẻ phát triển rất lớn. Bản thân anh đã ứng dụng các kiến thức, kỹ năng này và rất thành công với chính con của mình nên anh Hải muốn triển khai ứng dụng và trải nghiệm với các chương trình của Tomokid.
|
Anh Đinh Văn Hải – Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ Tomokid cùng trao đổi nghiệp vụ với giáo viên. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Sau hơn 3 năm khởi nghiệp với 5 Trung tâm ngoại ngữ đang hoạt động tốt tại Hà Nội, Tomokid đã và đang tạo nên chất lượng giáo dục tốt nhất cho các con, đồng thời giúp kích thích và phát triển các kỹ năng sống khác của các bé. Với những chiến lược khác biệt trong mô hình giáo dục của mình, các trung tâm của anh đã thu hút được rất nhiều phụ huynh học sinh đưa con đến học. Tuy nhiên, Tomokid có sự khác biệt, sử dụng 100% giáo viên Việt Nam. Nói về mô hình giáo dục, anh Hải chia sẻ: “Ở độ tuổi nhỏ, trẻ em chưa cần ngay lập tức đưa thông tin tiếng Anh ồ ạt mà là kích hoạt niềm đam mê cho các con. Tomokid không tập trung vào việc học thuật mà tập trung vào việc chơi và tạo ra niềm hứng thú, đam mê cho các con là chính”.
Khi phụ huynh đăng ký cho con theo học tại Tomokid, trung tâm có những chương trình gửi bài tập, lời nhận xét của giáo viên thông qua hệ thống nội bộ do chính các kỹ sư của Tomokid soạn. “Chúng tôi có những thuật toán, nếu phụ huynh không học bài 1, ngày mai, chúng tôi không gửi bài 2. Nhưng nếu phụ huynh học bài 1, tự động ngày mai chúng tôi gửi bài 2, bài 3. Và nếu không học, lập tức không gửi tràn lan" - Đinh Văn Hải chia sẻ. Đó là lý do rất nhiều phụ huynh khi xuất phát điểm, được Tomokid cung cấp nguồn tài liệu giống nhau nhưng kết thúc 6 tháng hay 1 năm, nguồn tài liệu được nhận để hỗ trợ dạy con ở nhà lại khác nhau.
Khởi nghiệp thành công từ vải 3DDù là nghề tay trái, nhưng chị Nguyễn Hạnh Trang (35 tuổi) ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã khởi nghiệp thành công từ vải 3D. Vốn là kế toán trưởng cho một công ty Nhật Bản tại Khu Công nghiệp Quang Minh, tuy nhiên, chị Trang không ngừng đam mê kinh doanh vải online. Nhen nhóm niềm đam mê với vải và dần dần thử sức với hình thức mới lạ này vào năm 2015, thời điểm đó, vải in 3D đang được nhiều người yêu thích. Vì muốn tạo phong cách riêng để lại ấn tượng cho khách hàng nên chị quyết định khai thác sâu mặt hàng vải 3D.
Chị Trang bắt đầu tìm kiếm thông tin về các xưởng vải ở TP Hồ Chí Minh, không ngại ngần liên hệ và nêu rõ quan điểm về việc định hình phong cách riêng biệt. Sau vài ngày, chị nhận được đơn hàng đầu tiên với những phản hồi tích cực. “Trăm hay không bằng tay quen", chị dần quen với sở thích của đại đa số khách hàng, tự tin lựa chọn sản phẩm dưới con mắt của mình và nhận được sự ủng hộ từ nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi. Tham gia các nhóm bán hàng trên Facebook giúp chị dễ tiếp cận đối tượng khách hàng gần với sản phẩm. Sau một thời gian ngắn, lượng khách đến với chị ngày một đông và ổn định, nhất là chị em công sở. “Sau 2 năm bán hàng, tôi có nhiều khách hàng quen thường xuyên đặt hàng. Doanh thu các tháng đầu năm và cuối năm đạt khoảng 250 triệu đồng/tháng. Đó là con số mà khi bước đầu kinh doanh tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới” - chị Trang chia sẻ.
Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều cá nhân khởi nghiệp thành công với nghề tay trái. Khi nói về những mô hình khởi nghiệp dù không chuyên nhưng lại thành công, ông Nguyễn Mạnh Dũng - Trưởng đại diện kiêm Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures (Nhật Bản) tại Việt Nam và Thái Lan, quỹ đã chọn và đầu tư cho nhiều DN khởi nghiệp và đã có những mô hình thành công ngoài mong đợi. Do đó, ông Dũng cho rằng muốn khởi nghiệp thành công mỗi người hãy chọn nghề theo đam mê và sở thích của mình. Người yêu nghề rồi nghề sẽ yêu người. Nhưng cũng không nên quá lãng mạn mà chọn những nghề hay công việc không thực tế.