Không lo thiếu thực phẩm dịp Tết Nguyên đán
Kinhtedothi - Dịch tả lợn châu Phi lan rộng khiến nguồn cung thực phẩm khan hiếm nhưng ngành Công thương Hà Nội cam kết sẽ đảm bảo cung ứng đủ lượng thực phẩm, nhất là mặt hàng thịt lợn trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Đó là khẳng định của Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan.
Tin liên quan
-
Nhật Bản viện trợ Việt Nam 10,9 triệu USD đảm bảo an toàn thực phẩm
- An toàn thực phẩm bếp ăn trường học: Không thể lơ là
- Quân Hai Bà Trưng: Phường Quỳnh Lôi đạt giải Nhất tìm hiểu pháp luật về an toàn thực phẩm
- Quận Hai Bà Trưng: 22 cơ sở sản xuất kinh doanh được gắn biển đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Quảng Ninh: Hạn chế tối đa ngộ độc do thực phẩm bẩn
- Hà Nội triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm: Xử nghiêm cơ sở vi phạm
- Để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, hiện các DN sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP đã triển khai hoạt động sản xuất, ký kết hợp đồng khai thác hàng hóa bảo đảm phục vụ nhu cầu mua sắm trong dịp Tết.
Theo kế hoạch, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn TP đạt khoảng 31.200 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với Tết năm 2019).
Cụ thể, gạo 191.400 tấn, thịt lợn 44.600 tấn, thịt gia cầm 14.800 tấn, thịt bò 12.306 tấn, trứng gia cầm 260 triệu quả, rau củ 247.400 tấn, thực phẩm chế biến 12.800 tấn, thủy hải sản 11.364 tấn, nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn; 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát, 200.000m3 xăng dầu...
Nhằm đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng, Sở Công Thương Hà Nội còn tổ chức các hội chợ, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, các điểm chợ hoa, cây cảnh phục vụ Nhân dân trên địa bàn TP...
Nguồn cung thịt lợn đang thiếu hụt so với nhu cầu tiêu thụ. Vậy, Sở Công Thương Hà Nội sẽ có phương án như thế nào để bảo đảm cung ứng thực phẩm phục vụ người dân trong dịp Tết?
- Các tháng trong năm, người dân Hà Nội tiêu thụ khoảng 18.594 tấn thịt lợn hơi/tháng. Riêng trong tháng Tết Nguyên đán, lượng thịt lợn tiêu thụ sẽ tăng lên 22.300 tấn/tháng.
Từ tháng 2 đến nay, dịch tả lợn châu Phi lan rộng khiến nguồn cung giảm sút mạnh. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, hiện đàn lợn toàn TP Hà Nội có 1.170 nghìn con, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong 9 tháng qua chỉ đạt 211,2 nghìn tấn, giảm 14,1%, riêng trong tháng 9 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của các hộ chăn nuôi trên địa bàn TP chỉ đạt 14.200 tấn. So với nhu cầu của người dân trong 1 tháng thì còn thiếu 4.394 tấn thịt lợn, dịp Tết Nguyên đán thiếu 8.100 tấn/tháng.
- Để đảm bảo nguồn hàng thịt lợn phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới, ngoài nguồn cung tại chỗ, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Hà Nội tổ chức nhiều hội nghị giao thương kết nối cung cầu hàng hóa cho thị trường Hà Nội.
Riêng với mặt hàng thịt lợn, Sở Công Thương Hà Nội đã kết nối với nhiều nhà cung cấp để có thể bình ổn thị trường cũng như đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong những thời điểm cao điểm.
Cụ thể, trong tháng 11/2019, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu giữa Hà Nội với các tỉnh Quảng Ninh, An Giang, Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, hệ thống Co.opmart… tổ chức 10 tuần hàng nông sản thực phẩm, thực phẩm chế biến.
Ngoài ra, Sở Công Thương vận động các DN dự trữ thịt lợn cấp đông và thịt phục vụ sản xuất các loại thực phẩm chế biến. Hiện nay có 21 DN tham gia chương trình bình ổn thị trường đã chủ động đăng ký và dự trữ lượng thực phẩm, hàng hóa bình ổn với kinh phí 9.000 tỷ đồng/tháng (gấp đôi so với kế hoạch được giao), trong đó mặt hàng thịt và các sản phẩm thực phẩm chế biến được các DN đăng ký dự trữ đảm bảo theo nhu cầu.
Đặc biệt trong trường hợp nguồn cung khan hiếm, Sở Công Thương Hà Nội và các DN sẽ nhập khẩu thịt lợn từ Pháp, Indonesia. Bên cạnh việc dự trữ, nhằm đáp ứng được số lượng thịt lợn còn thiếu, TP Hà Nội còn tăng cường dự trữ các sản phẩm thay thế như thịt trâu, bò, thủy sản, trứng gia cầm.
Với sự chuẩn bị lượng hàng hóa dồi dào như vậy, đồng thời thu nhập của người dân không có nhiều biến động lớn, dự báo tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến khó có thể xảy ra.
Với người dân, mối lo lớn nhất khi tiêu dùng dịp Tết là vấn đề VSATTP. Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai những giải pháp nào để giảm bớt nỗi lo này?
- Vào dịp cuối năm, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao cũng là lúc hàng kém chất lượng, không bảo đảm VSATTP, không rõ nguồn gốc thâm nhập thị trường. Nhằm ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo VSATTP, trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Y tế... thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, kiểm soát tại các chợ, các siêu thị, chuỗi cửa hàng, cơ sở sản xuất...
Đồng thời yêu cầu Cục Quản lý thị trường Hà Nội chỉ đạo các đội quản lý thị trường trên địa bàn và đội cơ động tăng cường kiểm tra các kho bãi, nơi cất giữ hàng hóa để ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt xử lý nghiêm các vấn đề liên quan đến ATVSTP; giám sát các lò mổ gia súc, gia cầm không bảo đảm VSATTP.
Xin cảm ơn bà!
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Sóng đầu tư đổ mạnh về Hà Nội
Kinhtedothi - Trong tổng số 31,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 11 tháng qua, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm...XEM THÊM -
Giá vàng đi ngang, kim ngạch thương mại Mỹ - Trung tiếp tục giảm
Kinhtedothi – Sáng nay (9/12), giá vàng thế giới và trong nước đi ngang. Mặc dù kim ngạch thương mại Mỹ - Trung tiếp ...XEM THÊM -
Sự kiện kinh tế: Thương vụ M&A lớn nhất giữa Vingroup và Masan
Kinhtedothi - Vingroup nhượng mảng Vincommerce và VinEco cho Masan; Tỷ phú Thái muốn đưa Sabeco lên sàn chứng khoán S...XEM THÊM -
Danh mục một số mặt hàng phía Mỹ đề nghị Việt Nam giảm thuế nhập khẩu
Kinhtedothi - Theo Bộ Tài chính, Đại sứ quán Mỹ đề nghị giảm mạnh thuế nhập khẩu một số mặt hàng ngay trong năm 2020,...XEM THÊM -
Các tập đoàn lớn xuất hiện ở Quảng Ninh: Mở cửa thị trường, dẫn dắt đầu tư
Kinhtedothi - Sự xuất hiện của các tập đoàn lớn như: Sun Group, Vingroup, FLC… tại Quảng Ninh, với số vốn khổng lồ cù...XEM THÊM -
Sóc Sơn có thêm 4 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới
Kinhtedothi - Ngày 7/12, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới TP Hà Nội về thẩ...XEM THÊM
-
Thị trường tôm, cá tra ấm trở lại
Sau nhiều ngày rớt thê thảm, giá tôm, cá tra đã tăng trở lại. Tổng cục Thủy sản dự báo, các mặt hàng này sẽ tăng trưởng tốt trong tháng cuối năm.08-12-2019 09:08
-
BIDV ra mắt Trung tâm Ngân hàng số
Kinhtedothi- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức ra mắt Trung tâm Ngân hàng số, hoạt động tại Tầng 15, Tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà nội.07-12-2019 20:53
-
Online Friday 2019 có hơn 1,6 triệu lượt quét mã QR Code thành công
Kinhtedothi - Thông tin từ Bộ Công Thương, sự kiện mua sắm trực tuyến (Online Friday) 2019 đã thu hút hơn 1,6 triệu lượt quét mã QR, 35.000 lượt tải app, hơn 1,6 triệu lượt quét QR tham gia các chư...07-12-2019 14:34
-
Thu giữ lô tân dược nhập lậu trị giá 1,7 tỷ đồng
Kinhtedothi-Ngày 7/12, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) qua kiểm tra đã phát hiện, thu giữ lô hàng thuốc tân dược nhập lậu có trị giá hơn 1,7 tỷ đồng.07-12-2019 14:34
-
Giá trao đổi USD biến động nhẹ, ngoại tệ khác giảm mạnh
Kinhtedothi - Sáng nay (7/12), giá trao đổi USD trong các ngân hàng thương mại tăng nhẹ và thị trường tự do đi ngang.07-12-2019 09:48
- Nhân rộng sáng kiến xanh cải thiện môi trường Hà Nội
- [Điểm nóng giao thông] Đường Vũ Trọng Khánh biến thành công trường
- Sóng đầu tư đổ mạnh về Hà Nội
- Nhà xuất bản chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh: Vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng
- Giá vàng đi ngang, kim ngạch thương mại Mỹ - Trung tiếp tục giảm
- Đừng quên an toàn của trẻ
- Hà Nội: Va chạm với xe tải trên Quốc lộ 6, 1 nữ giáo viên tử vong
- Sự kiện kinh tế: Thương vụ M&A lớn nhất giữa Vingroup và Masan
- Hà Nội: Chất lượng không khí ngày cuối tuần có chuyển biến xấu