Không nên hành chính hóa tổ chức và hoạt động công đoàn

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ngày 9/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội nghị trực tuyến đại biểu Quốc hội chuyên trách, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII. Tại đây, các đại biểu thảo luận về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn năm 1990, song các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn chủ trương không hành chính hoá tổ chức và hoạt động công đoàn; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp và công đoàn tại các doanh nghiệp. Nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với lao động là người nước ngoài ở Việt Nam. Vì thực tế, người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng nên cần được tổ chức công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Trách nhiệm của công đoàn trong “tổ chức và lãnh đạo đình công” được xem là vấn đề khó nhất hiện nay. Để công đoàn thực hiện tốt trách nhiệm này, các đại biểu cho rằng cần nghiên cứu giải quyết đồng bộ mối quan hệ giữa người sử dụng lao động, người lao động và công đoàn.