Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Không quyết liệt khống chế dịch, cuối năm không có thịt lợn gói bánh chưng"

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã nêu cảnh báo khi phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019, của Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức sáng 22/7.
Ngành chăn nuôi thiệt hại nặng nề do bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Theo số liệu của Cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp Thủ đô 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,15%, thấp hơn mức tăng 3,29% năm 2018. Ngành nông nghiệp chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị sản phẩm của toàn TP. Nguyên nhân được chỉ ra là bởi sự giảm sút của lĩnh vực chăn nuôi lợn do dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng.
Cụ thể, từ khi xuất hiện hồi tháng 2/2019 tại quận Long Biên, đến nay, DTLCP đã lây lan ra 24/24 quận, huyện, thị xã có chăn nuôi lợn, với 28.189 hộ chăn nuôi (chiếm khoảng 35% tổng số hộ chăn nuôi) có lợn bị mắc bệnh. Tổng số lợn bị tiêu hủy do DTLCP đã lên tới trên 491.000 con (chiếm khoảng 27% tổng đàn lợn toàn TP), với trọng lượng lợn bị tiêu hủy khoảng 34.000 tấn.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đánh giá cao nỗ lực của toàn ngành, đặc biệt là trong công tác phòng, chống DTLCP. Và dù mức tăng trưởng từ đầu năm 2019 chưa đạt kỳ vọng, nhưng đó cũng là cố gắng rất đáng khích lệ trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát.  
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại hội nghị.
Đối với nhiệm vụ thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đề nghị các sở ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp khống chế DTLCP. “Nếu không ngăn chặn được dịch bệnh lây lan, từ giờ tới cuối năm có thể không còn thịt lợn để bà con gói bánh chưng…” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cảnh báo.
Lãnh đạo TP cũng cho rằng, dù đã có hướng dẫn tái đàn của Bộ NN&PTNT, tuy nhiên, TP chưa khuyến khích chủ trương này. Thay vào đó, các địa phương tập trung phát triển đàn gia súc lớn (trâu, bò, dê) và gia cầm đặc sản (gà Mía Sơn Tây, gà đồi Ba Vì - Sóc Sơn...). Đồng thời, tiếp tục mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản tại các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai… Phấn đấu tăng sản lượng các lĩnh vực sản xuất ngoài chăn nuôi lợn để bù đắp lượng thực phẩm thiếu hụt từ thịt lợn trong dịp cuối năm.
Cùng với phát triển đa dạng các lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cũng đề nghị các địa phương cố gắng bảo vệ đàn lợn hiện có, nhất là đàn lợn giống ông bà; tạo điều kiện cho công tác phục hồi chăn nuôi lợn về lâu dài. Những địa phương giáp ranh không nhập lợn giống, lợn thịt không rõ nguồn gốc về Hà Nội giết mổ. Đồng thời, làm tốt công tác an toàn sinh học để ngăn DTLCP lây lan.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tiêu cực tại các Viện Pháp y tâm thần: Bộ Y tế chấn chỉnh sai phạm

Tiêu cực tại các Viện Pháp y tâm thần: Bộ Y tế chấn chỉnh sai phạm

11 Jul, 07:32 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Bộ Y tế đã có Công điện số 949/CĐ-BYT gửi Bệnh viện (BV) Tâm thần T.Ư 1, 2; Viện Pháp y tâm thần T.Ư, Viện Pháp y tâm thần T.Ư Biên Hòa, Trung tâm Pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; các BV, Sở Y tế tỉnh, TP, bộ, ngành về việc tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Xôn xao clip người nhà tố bệnh viện ở Thanh Hoá chậm chuyển tuyến

Xôn xao clip người nhà tố bệnh viện ở Thanh Hoá chậm chuyển tuyến

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Một đoạn clip ghi lại cảnh cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Medic Hải Tiến (Thanh Hóa) được lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao. Trong clip, người nhà bệnh nhân cho rằng bệnh viện chậm chuyển tuyến, thậm chí yêu cầu đóng 2 triệu đồng mới cấp cứu. Đại diện bệnh viện đã lên tiếng phản hồi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ