Khủng hoảng của Boeing trao “cơ hội vàng” cho các nhà sản xuất máy bay Nga và Trung Quôc

Nguyễn Thu (Theo Nikkei)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Tập đoàn sản xuất máy bay COMAC (Trung Quốc) và Irkut (Nga) lên kế hoạch sớm ra mắt dòng máy bay thân hẹp để cạnh tranh với Boeing 737 Max.

Việc máy bay Boeing 737 Max bị cấm bay trên toàn cầu đã mang đến cơ hội lớn cho các đối thủ Nga và Trung Quốc để cạnh tranh trong thị trường máy bay thân hẹp, nhiều hãng hàng không đang cân nhắc lại việc sử dụng máy bay dòng Boeing 737.
Boeing  'bốc hơi' 6 tỷ USD vốn hóa sau khi bị Garuda hủy đơn hàng 49 máy bay
Ngày 22/3, hãng hàng không Garuda của Indonesia chính thức thông báo hủy đơn đặt mua 49 máy bay Boeing 737 Max 8. Đây là hãng bay đầu tiên trên thế giới chính thức hủy đơn hàng mua dòng máy bay Boeing 737 Max sau 2 vụ tai nạn trong vòng 5 tháng của Lion Air và Ethiopian Airlines.
Thông tin hãng hàng không đầu tiên trên thế giới chính thức hủy đơn hàng máy bay 737 Max đã khiến cổ phiếu Boeing rơi xuống vùng giá thấp nhất kể từ sau vụ rơi máy bay ở Ethiopia hôm 10/3.
 Cổ phiếu Boeing tiếp tục lao dốc trong ngày 22/3.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/3, giá cổ phiếu Boeing chỉ còn ở mức 362,17 USD, giảm 3% so với mốc 372,7 USD của phiên trước đó. Hậu quả là giá trị vốn hóa thị trường của hãng sản xuất máy bay Mỹ bị thổi bay 6 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên giá cổ phiếu Boeing lao dốc xuống dưới 370 USD kể từ sau vụ tai nạn của phi cơ 737 Max 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines khiến 157 người thiệt mạng. Tính từ thời điểm vụ tai nạn xảy ra, vốn hóa của Boeing đã mất 34 tỷ USD.
Garuda Airlines đã đặt mua tổng cộng 50 máy bay 737 Max 8 của Boeing vào năm 2014 với giá trị 4,9 tỷ USD. Hãng bay Indonesia mới chỉ được bàn giao một máy bay và giờ không có ý định nhận thêm chiếc 737 Max nào nữa. "Khách hàng của chúng tôi không còn tin tưởng để bay với Max 8 nữa", Ikhsan Rosan, người phát ngôn của Garuda Airlines cho biết.
Giám đốc tài chính của hãng hàng không Garuda cho biết hãng có thể xem xét chuyển sang đặt hàng những dòng máy bay khác của Boeing.
Hiện chưa có hãng hàng không nào trên thế giới tiếp bước Garuda Airlines hủy đơn đặt hàng Boeing 737 Max.
Việc có khách hàng đầu tiên hủy đơn hàng cũng như giá cổ phiếu chạm đáy trong 2 tuần tiếp tục đẩy Boeing nói chung và dòng phi cơ 737 Max nói riêng lún sâu hơn vào cuộc khủng hoảng trầm trọng sau 2 tai nạn máy bay rơi làm chết 346 người trong vòng 5 tháng qua. 

“Cơ hội vàng” cho nhà sản xuất máy bay Nga, Trung Quốc
Theo tờ Nikkei, đang ngày một nhiều hãng máy bay xem xét lại việc sử dụng 737 Max, đặc biệt các hãng tại Đông Nam Á.
Tuy nhiên, sau hãng Garuda, hiện chưa có thêm hãng hàng không nào chính thức hủy đơn đặt hàng với dòng máy bay thân hẹp của Beoing. Tập đoàn sản xuất máy bay Mỹ cho biết đây là dòng máy bay bán chạy nhất trong lịch sử với khoảng 5.000 đơn hàng từ hơn 100 khách hàng trên thế giới.
Lựa chọn thay thế cho Boeing 737 Max chỉ giới hạn trong A320 của Airbus. Trong dòng máy bay thân hẹp, hai hãng Boeing và Airbus cạnh tranh khốc liệt. Trong năm ngoái Airbus bán được 626 chiếc A320, còn Boeing ký được hợp đồng 580 chiếc Boeing 737.
 Dòng phi cơ A320 của Airbus (Pháp).
Từ khi tai nạn với chiếc 737 Max 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines xảy ra, Airbus chưa đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào. Thế nhưng cổ phiếu của Airbus đã tăng gần 7% tính từ vụ máy bay Boeing rơi vào ngày 10/3.
Hoạt động sản xuất máy bay A320 hiện đang ở mức công suất tối đa, với khoảng 50 chiếc máy bay được sản xuất ra mỗi tháng, song đơn đặt hàng đã lên đến 6.000 chiếc. Chính vì vậy, sẽ rất khó để Airbus có thể tăng thêm số lượng máy bay bán ra.
Các công ty sản xuất máy bay nhà nước Trung Quốc và Nga ngay lập tức tranh thủ cơ hội. Sau khi Boeing 737 Max bị nhiều nước yêu cầu ngừng bay, công ty máy bay nhà nước Trung Quốc (COMAC) lập tức kêu gọi truyền thông “thổi phồng” mục tiêu xâm nhập thị trường toàn cầu của dòng máy bay động cơ kép C919.
 Phó chủ tịch của COMAC cho biết công ty đã nộp chứng nhận chất lượng máy bay C919 tại châu Âu.
Wu Guanghui - phó chủ tịch của COMAC và là nhà thiết kế chính của C919, cho biết cho biết rằng công ty đã nộp chứng nhận chất lượng tại châu Âu và sẽ có được nó trong vòng từ 3 đến 4 năm tới. Dòng máy bay  C919 của Trung Quốc đã bay thử thành công trong năm 2017. 
Cho đến nay, máy bay thân hẹp C919 do Trung Quốc sản xuất đã nhận được 800 đơn đặt hàng, trong đó có nhiều hãng hàng không mới bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên việc giành được chứng nhận châu Âu sẽ mang đến phép thử cho việc liệu dòng máy bay này có thể được bán rộng rãi ra bên ngoài hay không.
Tại Nga, Irkut – công ty sản xuất máy bay thuộc tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec, đang phát triển dòng máy bay thân hẹp MC-21 với mục tiêu sẽ giành được chứng nhận vào đầu năm 2020.
 Dòng máy bay thân hẹp MC-21 của Nga bay thử lần đầu tiên năm 2017.
Dòng phi cơ chở khách MC-21 bay thử thành công năm 2017. Irkut cũng vừa thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm lần 3 của dòng máy bay MC-21 trong tuần trước. Dòng phi cơ này sẽ được bán nội địa liên bang Xô viết cũ và Nga, doanh số bán MC-21 ước tính đạt 1.000 chiếc vào năm 2030.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần