Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiểm kê đất đai làm cơ sở cho việc lập quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1932/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019".

Theo đề án, việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 nhằm đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế và cả nước để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong giai đoạn năm 2015 - 2019, đánh giá được sự biến động đất đai so với chu kỳ 5 năm, 10 năm trước và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Đồng thời làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021 - 2030 và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; biên soạn chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia mã số 0101 - Diện tích đất và cơ cấu đất.

Việc điều tra thu thập, xử lý, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu kiểm kê phải được thực hiện nghiêm túc. Kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 phải được thực hiện đầy đủ, chính xác, đúng thời gian; bảo đảm tính khách quan, trung thực, phản ánh thực tế sử dụng đất.

 Ảnh minh họa.
Phạm vi thực hiện việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 được thực hiện trên cả nước, ở các cấp hành chính.
Đối tượng kiểm kê đất đai năm 2019 gồm: Diện tích các loại đất, các loại đối tượng sử dụng, đối tượng được giao để quản lý; tình hình quản lý và sử dụng đất của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, các ban quản lý rừng và các doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp, các dự án xây dựng nhà ở thương mại, các công trình sự nghiệp ngoài công lập, công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của UBND xã, phường và thị trấn; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; diện tích đất bị sạt lở, bồi đắp; diện tích các đảo.
Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 được thực hiện tại 4 cấp hành chính từ trung ương tới cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Trong đó, tại trung ương do Bộ TN&MT chủ trì thực hiện xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện: xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019; xây dựng, ban hành phương án, kế hoạch và biểu mẫu kiểm kê đất đai năm 2019; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống phần mềm phục vụ công tác kiểm kê đất đai; tập huấn, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong cả nước triển khai thực hiện; tuyên truyền việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; kiểm tra việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các địa phương trong cả nước.
Tại địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện và phương án, kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019; tổ chức lực lượng thực hiện và bố trí kinh phí để thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 ở các cấp theo quy định của pháp luật về ngân sách; chuẩn bị bản đồ, tài liệu và tổng hợp các trường hợp biến động đã thực hiện xong thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp từ năm 2015 đến năm 2019 để phục vụ cho điều tra kiểm kê.
 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngành xây dựng “nâng chất”, tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành xây dựng “nâng chất”, tạo lợi thế cạnh tranh

24 Apr, 09:53 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, chuyển đổi số không phải là mục tiêu, mà là công cụ để nâng cao năng suất, minh bạch và khả năng thích ứng của ngành xây dựng. Nếu Việt Nam muốn xây dựng hạ tầng tầm khu vực và toàn cầu, thì “xây dựng số” cần đi song hành với “xây dựng cứng”.

Tạo cực tăng trưởng phía Tây Bắc Thủ đô

Tạo cực tăng trưởng phía Tây Bắc Thủ đô

23 Apr, 05:08 AM

Kinhtedothi - Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, thị xã Sơn Tây được xác định là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, đô thị xanh, đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Tây Thủ đô. Đến nay, các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Sơn Tây đã hoàn thành, tạo tiền đề để xây dựng thị xã phát triển nhanh, bền vững, là cực tăng trưởng phía Tây của Thủ đô Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ