Bộ Công Thương kiến nghị cơ chế một giá điện mặt trời áp dụng trên toàn quốc
Kinhtedothi - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký văn bản báo cáo số 119/BC-BCT về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.
Tin liên quan
-
Bổ sung phương án chia 2 vùng giá điện mặt trời sau ngày 30/6
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Điều hành giá điện phải đạt 2 mục tiêu, kiểm soát được lạm phát và có giá hợp lý
- Đại biểu Quốc hội đề nghị sớm công bố kết luận thanh tra giá điện
Theo đó, Bộ Công Thương kiến nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam theo phương án 1 giá điện áp dụng trên toàn quốc vùng, với ngưỡng tổng công suất bổ sung quy hoạch phát triển các dự án điện mặt trời mới đến năm 2023 là 6.300MW.
Bộ Công Thương kiến nghị, khuyến khích phát triển điện mặt trời. |
Tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện
Theo tính toán cung cầu điện đến 2025 và 2030, giả thiết đưa ra từ Bộ Công Thương đưa ra: tiến độ phát triển các nguồn điện cập nhật đến thời điểm hiện tại, một số nguồn điện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo cung cấp điện cho giai đoạn tới, đang có nguy cơ trễ tiến độ do gặp một số vướng mắc, làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu điện. Cụ thể: Các dự án đang thi công như Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1. Các dự án điện khí chuẩn bị đầu tư như Dung Quất 1, 2, 3; Miền Trung 1, 2 và Ô Môn 3, 4.
Theo kết quả tính toán từ Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2020 - 2025, với 2 kịch bản (tần suất nước 50% và 75%), các tính toán cập nhật cho thấy, trường hợp tần suất nước bình thường (50%) đã xuất hiện khả năng thiếu hụt điện năng trong hệ thống điện với sản lượng khoảng 264 triệu kWh năm 2020 và gần 1,8 tỷ kWh năm 2023.
Các nhà máy nhiệt điện trên toàn quốc vận hành với số giờ Tmax trên 6.500h/năm trong giai đoạn từ 2020-2024, tiềm ẩn nguy cơ sự cố.
Với kịch bản tần suất nước 75%, do khô hạn nên sản lượng thủy điện của kịch bản này so với kịch bản tần suất nước 50% thấp hơn khoảng 15 tỷ kWh/năm. Vì vậy, thiếu hụt điện năng sẽ xảy ra các năm từ 2019 - 2025, tập trung ở các năm tư 2020 - 2023 với sản lượng thiếu hụt từ 1,5 - 5 tỷ kWh , các năm còn lại thiếu hụt từ 100 - 500 triệu kWh. Khu vực có nguy cơ thiếu điện tập trung tại miền Nam.
Ở giai đoạn tiếp theo đó 2026 - 2030, miền Bắc sẽ có xu hướng không tự cân đối được cung cầu điện, và phải nhận điện từ miền Trung thông qua lưới điện truyền tải liên miền Trung - Bắc. Do hệ thống điện miền Nam và Trung có tiềm năng về điện gió và điện mặt trời nên việc đưa vào phát triển khối lượng lớn các nguồn điện gió và mặt trời trong giai đoạn 2021 - 2023 để giảm nguy cơ thiếu điện cho miền Nam trong giai đoạn này làm cho xu hướng truyền tải liên miền bị đảo ngược. Trong bối cảnh đó, phía Bộ Công Thương đề xuất xem xét bổ sung nguồn điện LNG (công suất khoảng 2.250MW) tại miền Bắc.
Bộ Công Thương nhận định, để đảm bảo nguồn cung cấp điện trong giai đoạn 2020 - 2025 tại miền Nam, huy động phát triển nguồn điện mặt trời và điện gió với ưu thế là các nguồn điện có thể đầu tư lắp đặt nhanh chóng là giải pháp hiệu quả để bù đắp lượng điện năng thiếu hụt tại miền Nam.
Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2023 sẽ cần bổ sung khoảng 6,3GW điện mặt trời và 1,2GW điện gió so với khối lượng đã được bổ sung quy hoạch. Với kịch bản chậm trễ thêm các dự án nhiệt điện Thái Bình 2 và Long Phú 1, cần bổ sung thêm 8GW điện mặt trời và 2,2GW điện gió.
Giá FIT cho điện mặt trời
Bộ Công Thương cho hay, để huy động nguồn điện mặt trời nhanh chóng, bù đắp khả năng thiếu hụt điện năng tại miền Nam, cần tiếp tục có cơ chế khuyến khích về giá điện cố định (FIT) đến hết năm 2021 để thúc đẩy các dự án đã có trong quy hoạch triển khai đầu tư (khoảng 4.800MW) và một phần các dự án đã đăng ký hoàn tất các yêu cầu về quy hoạch, đấu nối, triển khai thi công (khoảng 17.000MW).
Đồng thời, thúc đẩy các giải pháp về tích trữ năng lượng hệ thống: Bổ sung nguồn hệ thống lưu trữ ngay từ các năm 2022 - 2023 tại miền Nam; cần sớm đưa vào vận hành thủy điện tích năng Bác Ái theo đúng tiến độ.
Cũng tại báo cáo này, Bộ Công Thương đã nêu ra ưu nhược điểm của phương án chia giá điện theo 4 vùng và 1 vùng duy nhất. Theo Bộ này, giá điện chia theo 1 vùng như Bộ kiến nghị đơn giản và không cần hỗ trợ cao hơn tại các vùng có bức xạ thấp. Tuy nhiên, phương án này sẽ kém khuyến khích hơn đối với các dự án tại khu vực miền Bắc - Trung để góp phần giải quyết nguy cơ thiếu điện.
Cùng với đó, do tập trung nhiều dự án điện mặt trời tại các khu vực tiềm năng bức xạ tốt nên có nguy cơ quá tải lưới truyền tải. Do các dự án tập trung tại một vùng nên khả năng vận hành hệ thống điều độ, đền bù giải phóng mặt bằng cũng khó khăn hơn...
Phát triển điện mặt trời là giải pháp để đảm nguồn cung có thể thiếu hụt. |
Với phương án 4 vùng, Bộ Công Thương cho rằng, có thể hạn chế những khó khăn trên song trong ngắn hạn, phương án này có thể làm tăng chi phí sản xuất điện và làm sức ép tăng giá điện bán lẻ nhiều hơn.
Do vậy, Bộ này đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, xem xét, phê duyệt theo phương án 1 giá điện áp dụng trên toàn quốc. Phương án này được nghiên cứu trên cơ sở chỉ đạo tại cuộc họp thường trực Chính phủ hồi cuối tháng 7/2019 vừa qua. Cụ thể, giá mua điện của các dự án mặt trời mặt đất là 1.620 đồng một kWh (tương đương 7,09 cent); điện mặt trời nổi là 1.758 đồng, tương đương 7,69 cent một kWh. Còn giá mua của điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng một kWh (9,35 cent).
Như vậy, giá điện mặt trời áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời nối lưới vận hành sau tháng 6/2019 sẽ giảm mạnh, từ mức hơn 2.086 đồng/kWh (khoảng 9,35 cent/kwh) giảm xuống còn 1.620 đồng/kWh.
Chỉ có phương án giá điện áp dụng với các dự án điện mặt trời mái nhà vẫn giữ nguyên. Theo đó, dự thảo vẫn đề xuất tiếp tục cho áp dụng giá điện 9,35 cent/kWh cho các dự án điện mặt trời mái nhà trên cả nước đến hết năm 2021.
Văn bản của Bộ Công Thương cũng kiến nghị Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành và Bộ Công Thương để giải quyết các vướng mắc trong đầu tư, xây dựng, giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo đúng tiến độ các công trình nguồn, lưới điện.
Đồng thời, Bộ này cũng kiến nghị, giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hệ thống lưới điện và có đầu tư hệ thống lưu trữ.
Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục khuyến khích phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo theo cơ chế giá FIT để có thể đưa vào vận hành thêm khoảng 12.700MW điện mặt trời và gần 7.2000MW điện gió trong giai đoạn đến năm 2023 (ưu tiên phát triển các dự án đã có quy hoạch và không bị ràng buộc lưới điện truyền tải).
Đối với các điện mặt trời mái nhà, EVN kiến nghị, duy trì cơ chế giá điện 9,35Uscent/kWh như hiện nay để khuyến khích đầu tư tối thiểu thêm 2.000MW. Đặc biệt, sớm hoàn thiện và ban hành các qui định, cơ chế chính sách để thực hiện phát triển các dự án điện mặt trời, điện gió theo hình thức đấu thầu nhằm tăng cường tính minh bạch và giảm giá mua điện từ các dự án.
Theo báo cáo từ EVN, trong 8 tháng qua, phần năng lượng tái tạo đã phát lên lưới 2,8 tỷ kWh, đạt hơn 106% dự kiến cả năm 2019. Nhờ yếu tố thuận lợi, điện mặt trời đã hỗ trợ tích cực cho hệ thống.
Trong các tháng đầu năm 2019, nguồn mặt trời đã bổ sung tốt cho cung cấp điện. Công suất tối đa ghi nhận 3.519MW, sản lượng phát 25 - 26 triệu kWh, tương đương 1 nhà máy điện than 1.200MW như Vĩnh Tân 1, 2, Duyên Hải 1...
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
giá điện mặt trời
bộ công thương
thiếu điện
Thủ tướng Chính phủ
Thái Bình 2
Long Phú 1
sông Hậu
dung quất
miền Trung
-
Đổ xô mua tiền lì xì “chuột vàng” cầu may
Kinhtedothi - Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Canh Tý nhưng vào thời điểm này, nhiều người đã đổ xô đi săn những tờ...XEM THÊM -
Tỷ giá trung tâm giảm, giá trao đổi USD đi ngang
Kinhtedothi - Sáng nay (16/12), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố giảm 5 đồng so...XEM THÊM -
Giá vàng giảm nhẹ, Mỹ lại gây căng thẳng thương mại với châu Âu
Kinhtedothi – Sáng nay (16/12), giá vàng thế giới giảm nhẹ khi mở cửa phiên. Cuối tuần qua, Mỹ - Trung Quốc đã đạt đư...XEM THÊM -
Sự kiện kinh tế tuần: Việt Nam cán mốc 500 tỷ USD xuất-nhập khẩu
Kinhtedothi - Lần đầu tiên Việt Nam "cán" mốc 500 tỷ USD xuất-nhập khẩu; Diêm Thống Nhất dừng sản xuất diêm sau 63 nă...XEM THÊM -
“Thượng đế” của ngân hàng được Robot phục vụ
Kinhtedothi - Nam A Bank vừa chính thức ra mắt không gian giao dịch số tích hợp hệ sinh thái thiết bị hiện đại, đặc b...XEM THÊM -
Thị trường dầu mỏ bình ổn có thể chỉ là tạm thời
Một loạt các dự án khai thác mới tại Na Uy, Brazil và Mỹ sẽ khiến thị trường “vàng đen” một lần nữa đứng trước nguy c...XEM THÊM
-
Festival Sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội: Kết nối, thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hóa
Kinhtedothi - Festival Sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ nhất năm 2019 không chỉ là nơi trưng bày, quảng bá, giới thiệu xúc tiến thương mại sản phẩm mà còn kết nối giao thương giữa n...15-12-2019 04:56
-
Đặc sắc gốm Mỹ Thiện ở Quảng Ngãi
Kinhtedothi - Từng là làng gốm nức tiếng một thời, Mỹ Thiện có lịch sử hơn 200 năm, đã trải qua giai đoạn khó khăn và đang dần được phục hồi.14-12-2019 17:22
-
Mục sở thị những sản phẩm OCOP đầu tiên của Hà Nội được cấp sao
Kinhtedothi - Bên lề Festival Sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ nhất năm 2019, ngày 14/12, UBND TP Hà Nội đã công bố những sản phẩm đầu tiên được cấp sao thuộc Chương trình “Mỗi xã m...14-12-2019 16:11
-
Hà Nội tiêu thụ hàng triệu tấn nông sản an toàn từ 21 tỉnh, thành
Kinhtedothi - Chiều 14/12, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức Hội nghị Đánh giá kết quả chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn năm 2019.14-12-2019 15:17
-
Những hình ảnh đặc sắc từ Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội
Kinhtedothi – Sáng nay (14/12), thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ hội Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ Nhất, với trên 300 gian hàng tham gia.14-12-2019 13:49
- Lãnh đạo Thành phố thăm, kiểm tra Festival sản phẩm nông nghiệp, làng nghề
- Chốt cảnh sát gây cản trở giao thông
- Đừng bỏ qua tiềm năng của condotel
- Giá vàng giảm nhẹ, Mỹ lại gây căng thẳng thương mại với châu Âu
- Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn hầu toà
- Cháu bé 12 tuổi bị đánh ở khu đô thị Ciputra: Xử nghiêm để làm gương
- Xử lý ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Cần nhiều giải pháp quyết liệt
- [Infographics] Xét xử sơ thẩm vụ Mobifone mua AVG vào ngày 16/12
- TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trèo lên dải phân cách, hành khách hoảng loạn kêu cứu