KienLongBank chuẩn bị họp ĐHCĐ bất thường: Đại gia bí ẩn chi nghìn tỷ gom cổ phiếu KLB sắp lộ diện?
Kinhtedothi- Một lượng cổ phiếu khổng lồ với tổng giá trị trên 1.750 tỷ đồng, tương đương hơn 40% vốn hóa của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Mã CK: KLB) đã được giao dịch thỏa thuận trong gần 1 tháng qua. Với việc thông báo họp ĐHCĐ bất thường dự kiến vào tháng 1/2021, đại gia bí ẩn chi nghìn tỷ gom cổ phiếu KienLongBank có thể sẽ sắp lộ diện.
Tin liên quan
-
Sacombank lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng
- Đại hội cổ đông Sacombank và loạt câu hỏi khó
Hơn 128 triệu cổ phiếu, tương đương 40% lượng cổ phiếu KLB đang lưu hành được giao dịch thỏa thuận
Theo thống kê, tính từ đầu tháng 10 đến nay, khối lượng giao dịch trung bình theo ngày của cổ phiếu KLB đạt hơn 431.000 cổ phiếu/phiên, Đáng chú ý, trong các phiên giao dịch từ ngày 29/10 đến 20/11/2020 đã có hơn 128 triệu cổ phiếu KLB được giao dịch thỏa thuận. Số cổ phiếu này tương đương khoảng 40% lượng cổ phiếu đang lưu hành của KLB.
Số cổ phiếu “khổng lồ” nói trên được giao dịch trong khoảng 12.000 đồng/cổ phiếu đến 12.600 đồng/cổ phiếu, với tổng giá trị trên 1.750 tỷ đồng, bằng hơn 40% vốn hóa của ngân hàng này. Dù điều này chưa đủ để khẳng định số cổ phiếu này đã đổi chủ nhưng nó cho thấy sự biến động về cơ cấu cổ đông Kienlongbank trong những ngày gần đây.
Trong một diễn biến khác, các giao dịch thỏa thuận đột biến cổ phiếu KLB diễn ra khá trùng hợp với một sự kiện được giới kinh doanh chú ý khi con trai của ông Võ Quốc Thắng – nguyên Chủ tịch Kienlongbank (giai đoạn 2013 – 2018) Võ Quốc Lợi kết hôn với Đào Thụy Phương Thảo, con gái Chúa đảo Tuần Châu - Đào Hồng Tuyển vào ngày 7/11/2020.
Hiện, mã cổ phiếu này đang có đà tăng phi mã ấn tượng. Tính chung qua 1 tháng KLB đã tăng tới 43,2% giá trị. Mốc tăng tính theo quý còn ấn tượng hơn với mức tăng hơn 68% giá trị.
Cổ đông lớn của KienLongBank lộ diện vào đầu 2021?
Trong một diễn biến khác, Ngân hàng TMCP Kiên Long vừa thông báo về việc họp Đại hội cổ đông bất thường.
Cụ thể, ngân hàng thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào 16h30 ngày 11/12/2020 để thực hiện việc ứng cử, đề cử nhân sự bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022 và tham dự họp Đại hội đồng cổ đông bất thường Kienlongbank năm 2021.
Ngân hàng sẽ thông báo thực hiện quyền ứng cử, đề cử gửi cho cổ đông ngày 16/12/2020 và nhận hồ sơ đến 16h30 ngày 31/12/2020. Thời gian họp ĐHĐCĐ bất thường dự kiến vào tháng 1/2021. Số lượng thành viên dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT nhiệm kỳ 2018-2020 là tối đa 2 người. Nội dung cụ thể cuộc họp Kienlongbank sẽ thông báo đến cổ đông trong thư mời.
Rất có thể cổ đông mới nhận chuyển nhượng cổ phần nói trên sẽ tham gia trực tiếp hoặc cử người đại diện vào HĐQT của Kienlongbank dịp này.
9 tháng đầu năm 2020, KienLongBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 144,6 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2019 do thu nhập lãi thuần sụt giảm, đồng thời ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Kienlongbank đạt 55.592 tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 0,9% đạt 33.793 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 21,5% đạt 39.990 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nợ xấu tại ngày 30/9/2020 của Kienlongbank là hơn 2240 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ 9 tỷ đồng so với cuối tháng 6 và vẫn cao hơn 6,5 lần so với hồi đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng cuối tháng 9 ở mức 6,63% trong khi hồi đầu năm chỉ ở mức 1,02%. Nợ xấu Kienlongbank tăng mạnh trong năm nay do dư nợ các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank được phân loại theo nợ nhóm 5 theo Quyết định của NHNN. Từ đầu năm đến nay, Kienlongbank đã nhiều lần rao bán hơn 176 triệu cổ phiếu STB để xử lý nợ nhưng chưa thành công.
Được biết, thành lập vào năm 1995 tại Kiên Giang, Kienlongbank ban đầu có tên gọi Ngân hàng TMCP Nông thôn Kiên Long, vốn điều lệ là 1,2 tỉ đồng và số nhân sự tổng cộng 10 người. Năm 2006, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Kiên Long qua việc chuyển đổi mô hình từ ngân hàng nông thôn lên thành thị.
Cũng như các ngân hàng nông thôn lên thành thị khác, KienLongBank có cuộc chuyển đổi mạnh về vốn vào năm 2010, từ mức 1.000 tỉ đồng trước đó lên 3.000 tỉ đồng, bằng mức vốn pháp định tối thiểu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Song từ đó tới nay, đã qua nhiều năm, khi các ngân hàng khác lần lượt tăng vốn lên 5.000 tỉ đồng, 10.000 tỉ đồng và hơn thế thì KienLongBank mới chỉ tăng vốn được thêm được hơn 200 tỉ đồng vào năm 2018 thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu theo và chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tổng tỉ lệ 8%.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
Kienlongbank
Ngân hàng Kiên Long
KLB
cổ phiếu
giao dịch thoả thuận
Võ Quốc Thắng
Đồng Tâm
Đào Hồng Tuyển
chúa đảo Tuần Châu
-
Hanssip - động lực hình thành đô thị vệ tinh Phú Xuyên
Kinhtedothi - Hanssip được thiết kế quy hoạch bởi Tập đoàn Nikken Civil của Nhật Bản, là khu công nghiệp đầu tiên của...XEM THÊM -
Tỷ giá trung tâm tăng, USD trên thị trường giảm mạnh
Kinhtedothi - Sáng nay (16/1), tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD tăng 4 đồng so với mức công bố trước. Tỷ giá US...XEM THÊM -
Giá vàng tiếp tục giảm sâu khi Mỹ tung gói hỗ trợ “khủng”
Kinhtedothi - Sáng nay (16/1), giá vàng thế giới tiếp tục giảm mạnh phiên thứ 3 liên tiếp khi Tổng thống đắc cử Joe B...XEM THÊM -
Gà Đông Tảo chân khủng có giá lên tới 20 triệu đồng/con
Kinhtedothi - Với gà Đông Tảo bình thường có giá bán thương phẩm dao động 250.000 - 300.000 đồng/kg. Thế nhưng, những...XEM THÊM -
Giá lợn hơi hôm nay 16/1: Cả 3 miền tiếp tục tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg
Kinhtedothi - Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay (16/1), trên cả 3 miền tiếp tục tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hô...XEM THÊM -
Giá tiêu hôm nay 16/1: Đồng loạt biến động nhẹ, nhà đầu cơ đang tung tiền gom hàng khi giá thấp
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 16/1 trong khoảng 50.000 - 53.000 đồng/kg. Dự báo sản lượng vụ mới giảm cộng với hàng ...XEM THÊM
-
Giá cà phê hôm nay 16/1: Robusta tăng cao nhất từ đầu năm, trong nước đồng loạt vượt mốc 32 triệu đồng/tấn
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 16/1 trong khoảng 32.000 - 32.400 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê 2 sàn phái sinh tiếp tục tăng mạnh.16-01-2021 06:28
-
Ông chủ Đảo Ngọc Xanh - nơi xảy ra tai nạn thương tâm khiến 1 học sinh tử vong là ai?
Kinhtedothi - Công ty cổ phần Ao Vua đang sở hữu khối tài sản giá trị lớn, với tổ hợp các khu vui chơi - giải trí - dịch vụ trên nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Phú Thọ...gồm khu du lịch Đảo Ngọc Xanh...15-01-2021 21:18
-
Ngày cuối đợt 1 lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Xuân
Kinhtedothi - Ngày 15/1 là ngày cuối đợt 1 lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Xuân 2021 của các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.15-01-2021 20:08
-
Dự thảo sửa đổi Nghị định 52 về hoạt động thương mại điện tử: Quản lý cần song hành với hỗ trợ phát triển kinh tế số
Kinhtedothi - Bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam vẫn tăng trưởng bùng nổ. Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định nhằm quản lý tốt hơn hoạt động được coi...15-01-2021 12:21
-
Thiết bị sưởi ấm “cháy hàng”
Kinhtedothi - Miền Bắc đang trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nhu cầu sử dụng thiết bị sưởi ấm như máy sưởi, đèn sưởi, đệm sưởi của người dân tăng cao nên mặt hàng này bán rất chạy.15-01-2021 12:01
- [Infographic] Tin vui cho người lao động khi nhận lương từ tháng 1/2021
- Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 15
- Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, Hà Nội trời chuyển mưa và rét đậm
- Mỹ kết luận về định giá tiền tệ và chính sách tỷ giá của Việt Nam
- Phóng viên tác nghiệp tại Đại hội XIII sẽ thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2
- Lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ: Cẩn trọng, tránh sai sót
- Hanssip - động lực hình thành đô thị vệ tinh Phú Xuyên
- Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức xấu và kém, bụi mịn tiếp tục xuất hiện
- [Infographic] Những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng