Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kinh nghiệm ngăn dịch tả lợn châu Phi của Thuần Mỹ

Kinhtedothi - Đến thời điểm này, Thuần Mỹ là xã duy nhất của huyện Ba Vì chưa bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tấn công. Để có được kết quả đó là do địa phương làm tốt công tác phòng dịch.
Các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Thuần Mỹ tự giác áp dụng nghiêm ngặt các quy định trong phòng dịch tả lợn châu Phi.
DTLCP bắt đầu xuất hiện ở Ba Vì từ 15/4/2019, đến nay đã lan ra 30/31 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với tổng số lợn phải tiêu hủy là 2.058.378kg, duy chỉ có xã Thuần Mỹ là chưa bị dịch tấn công. Chia sẻ về bí quyết giữ đàn lợn an toàn trong cơn bão dịch, Chủ tịch UBND xã Thuần Mỹ Nguyễn Văn Diên cho biết, ngay từ đầu, UBND xã đã chỉ đạo xây dựng các kế hoạch, làm tốt công tác tuyên truyền, đặc biệt là phát huy tính tự giác của mỗi hộ chăn nuôi, hộ buôn bán thịt trên địa bàn để cùng chung tay phòng chống dịch. Đội thú y viên của xã gồm 7 người đã đến từng hộ chăn nuôi phát thuốc sát trùng, tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách phòng dịch. Xã đã dùng kinh phí dự phòng để mua 10 tấn vôi bột và 950 lít thuốc sát trùng phun ở các điểm chăn nuôi lớn. Riêng các hộ kinh doanh hay giết mổ lợn phải ký cam kết không nhập lợn ở nơi khác về bán mà phải từ nguồn lợn tại địa phương. Bên cạnh đó, xã cũng lập chốt kiểm dịch tạm thời nhằm kiểm soát việc vận chuyển lợn ra vào địa bàn. Chốt kiểm dịch này còn có nhiệm vụ phun thuốc sát trùng toàn bộ phương tiện chuyên chở thức ăn gia súc, gia cầm ra vào địa phương. Còn các thương lái khi đến mua lợn ở xã Thuần Mỹ, sau khi được phun thuốc sát trùng xong, phải lùa đàn lợn đến một điểm tập kết xa khu chăn nuôi rồi mới vận chuyển lên xe. Việc làm này nhằm hạn chế xe bên ngoài tiếp xúc mang mầm bệnh vào khu vực nuôi. Đối với các xe chở thức ăn gia súc, gia cầm, khi vào địa bàn xã đều phải qua trạm phun thuốc sát trùng, sau đó được phát phiếu chứng nhận, khi nào có phiếu thì mới được vào. 
Tuy nhiên, để có được kết quả như hiện nay, phải kể đến ý thức tự giác của người dân. Bà Đặng Thị Thư – một hộ nuôi lợn trên địa bàn cho biết: “Nhà tôi nuôi hơn 100 con lợn. Khi được cán bộ thú y hướng dẫn về phòng dịch, bất kể ai đi ra ngoài về hay ai vào nhà chơi đều phải phun thuốc sát trùng. Mặc dù bất tiện nhưng vì an toàn chung nên mọi người đồng ý”.

Có thể nói, quyết tâm từ xã đến các thôn, mỗi hộ gia đình là “vũ khí tối tân” giúp xã Thuần Mỹ ngăn chặn thành công DTLCP. Kinh nghiệm phòng dịch của xã Thuần Mỹ cũng cần được các địa phương khác quan tâm, học hỏi.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tiêu cực tại các Viện Pháp y tâm thần: Bộ Y tế chấn chỉnh sai phạm

Tiêu cực tại các Viện Pháp y tâm thần: Bộ Y tế chấn chỉnh sai phạm

11 Jul, 07:32 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Bộ Y tế đã có Công điện số 949/CĐ-BYT gửi Bệnh viện (BV) Tâm thần T.Ư 1, 2; Viện Pháp y tâm thần T.Ư, Viện Pháp y tâm thần T.Ư Biên Hòa, Trung tâm Pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; các BV, Sở Y tế tỉnh, TP, bộ, ngành về việc tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Xôn xao clip người nhà tố bệnh viện ở Thanh Hoá chậm chuyển tuyến

Xôn xao clip người nhà tố bệnh viện ở Thanh Hoá chậm chuyển tuyến

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Một đoạn clip ghi lại cảnh cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Medic Hải Tiến (Thanh Hóa) được lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao. Trong clip, người nhà bệnh nhân cho rằng bệnh viện chậm chuyển tuyến, thậm chí yêu cầu đóng 2 triệu đồng mới cấp cứu. Đại diện bệnh viện đã lên tiếng phản hồi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ