Kinh tế Đông Nam Á năm 2018 sẽ khó khăn hơn 2017?

Ngọc Lan
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kinh tế Đông Nam Á năm 2017 tăng trưởng tốt nhờ xuất khẩu và tiêu dùng tăng mạnh. Nhưng 2018, kinh tế khu vực sẽ đối diện với nhiều thách thức, tờ Nikkei dự đoán.

Điều này là do năm 2018, chính phủ nhiều nước trên thế giới đang tiến gần hơn việc thắt chặt chính sách tiền tệ, tiêu dùng cá nhân giảm.
 Kinh tế khu vực Đông Nam Á sẽ đối mặt thách thức trong năm 2018.
Xuất khẩu là động lực quan trọng giúp nhóm nền kinh tế này tăng trưởng tốt. Cụ thể, trong năm 2017, kinh tế Việt Nam và Thái Lan tăng trưởng cao nhất lần lượt trong một thập kỷ và 5 năm gần nhất. Kinh tế Singapore và Malaysia cũng tăng trưởng ấn tượng. Xuất khẩu của Malaysia tăng trưởng đến 19% so với năm trước đó, nhờ vậy thêm nhiều người có việc làm, đồng thời tiêu dùng cũng tăng trưởng nhanh. 
Mức lương của người lao động trong lĩnh vực tư nhân trong quý 4/2017 tăng trưởng 6% so với cùng kỳ, tiêu dùng cá nhân tăng trưởng 7%.
Tại Việt Nam, nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất linh kiện điện thoại thông minh cho tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, sản xuất tăng trưởng đến 14%. Tăng trưởng xuất khẩu tại Thái Lan cũng lên mạnh. Thái Lan vốn có nhiều lợi thế trong sản xuất hàng xuất khẩu, ví như ô tô và hàng điện tử. 
Theo tính toán của viện Nghiên cứu (NLI) tại Nhật, tổng xuất khẩu của 6 nước thành viên chính thuộc nhóm các nước Đông Nam Á tăng trưởng 2 con số trong tất cả các tháng của năm 2017 (trừ tháng 6/2017).
Tuy nhiên, sang năm 2018, nhu cầu đối với hàng điện tử giảm và nhiều đợt nâng lãi suất của các Ngân hàng Trung ương đã khiến người tiêu dùng e dè, giảm bớt chi tiêu. Thực tế, các tín hiệu kém lạc quan bắt đầu xuất hiện ngay từ đầu năm khi tăng trưởng của Singapore dường như đã chững lại đáng kể. Giá trị hàng hóa xuất khẩu hàng điện tử tháng 1/2018 giảm 3,9% và ghi nhận tháng thứ 2 giảm liên tiếp. Xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin giảm sâu, xuất khẩu linh kiện máy tính cũng giảm 31%.
Khi mà số lượng điện thoại thông minh bán ra trên thế giới giảm, xuất khẩu của Singapore có thể sụt giảm từ 5-10% trong nửa đầu năm 2018, theo khẳng định của ông John Nelson, chủ tịch kiêm CEO công ty UTAC, công ty chuyên sản xuất thiết bị bán dẫn và thử nghiệm của Singapore. Ngoài ra, nhà kinh tế Francis Tan, Ngân hàng United Overseas (UOB), việc hoạt động sản xuất của nhà máy ở Trung Quốc đang giảm tốc sẽ ảnh hưởng sang các nền kinh tế Đông Nam Á, khiến tăng trưởng xuất khẩu chậm lại trong những tháng tới.

Hiện nay, chính phủ các nước trên thế giới đang phát đi tín hiệu tiến gần hơn việc thắt chặt chính sách tiền tệ, tiêu dùng cá nhân giảm dẫn đến tăng trưởng kinh tế đi xuống khó có thể tránh khỏi. 
Không còn lâu nữa, hàng loạt Ngân hàng Trung ương tại châu Á sẽ nâng lãi suất cơ bản để duy trì chênh lệch lãi suất với lãi suất đồng USD của Mỹ. Trong tháng 3/2018, nhiều khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng USD. Tháng 1/2018, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong 3 năm rưỡi. 
Lãi suất cao thường tác động xấu đến tiêu dùng người dân. Khi mà tiêu dùng người dân tại Indonesia và Philippines đã bắt đầu sụt giảm, tiêu dùng tại nhiều nơi khác cũng sẽ giảm theo. 
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines sẽ vẫn duy trì trung bình được ở mức 5,3% trong giai đoạn năm 2018 - 2019. Nhưng tăng trưởng kinh tế của nhóm nước này sẽ phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và tiêu dùng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần