Chuyển biến đầy lạc quan
Sau khi cùng cả nước vượt qua năm 2017 bằng những nỗ lực không ngừng, năng lực kinh tế Thủ đô 4 tháng đầu năm 2018 tiếp tục được khẳng định với những dấu hiệu chuyển biến tích cực, lạc quan. Các chỉ số kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại Lễ ký kết Biên bản tỏa thuận hợp tác giữa UBND TP Hà Nội với Vietnam Airlines. Ảnh: Anh Quý |
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt 8.409 tỷ đồng tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 785.490 tỷ đồng, tăng 10,5% so cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu đạt 4.043 triệu USD tăng 11% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 9.963 triệu USD tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2017. Thu ngân sách Nhà nước tháng 4 ước thực hiện 20.813 tỷ đồng, lũy kế 4 tháng ước thực hiện 70.294 tỷ đồng đạt 32,2% dự toán pháp lệnh năm 2018 và tăng 12% so cùng kỳ.Riêng trong quý I, GRDP của Hà Nội tăng 7,58%, (cao nhất trong 7 năm qua), cao hơn mức cùng kỳ 2017 (6,48%) - đạt mức cao nhất theo kịch bản tăng trưởng quý I, đồng thời đóng góp 1,81điểm % vào tăng trưởng GDP của cả nước.Là một đầu tàu kinh tế, Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu cả nước trong công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký DN qua mạng điện tử năm 2017 (trong khi cả nước 45%), DN kê khai thuế điện tử, thủ tục hải quan điện tử đạt 100%. Đứng thứ 2 cả nước về ứng dụng KHCN thông tin. Xếp thứ 2 chỉ số thương mại điện tử…
Hà Nội đã chủ động thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc chọn lọc các dự án, song vẫn giữ vững vị trí top 5 địa phương thu hút nhiều FDI nhất cả nước. Xếp thứ 7 trong top 10 TP có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Hà Nội cũng đang phát huy hiệu quả sức mạnh liên kết với các tỉnh, TP lân cận trong cả nước. Đặc biệt, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước trên một số lĩnh vực: xây dựng nông thôn mới, giáo dục, y tế, an sinh xã hội. Những nỗ lực của Hà Nội đều được DN ghi nhận có cải thiện đáng kể về chất lượng điều hành đứng trong Top 15 tỉnh, TP có chất lượng điều hành tốt nhất trong năm qua.Nền tảng vững chắc
Sản xuất các linh, phụ kiện điện tử tại Công ty TNHH SYNOFEX Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội). Ảnh: Danh Lam |
Năm 2018, TP đặt mục tiêu tăng trưởng 7,3 - 7,8%. Đây cũng là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; năm đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ TP; tổng kết 5 năm thực hiện Luật Thủ đô, 10 năm thực hiện “điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô”. Báo cáo của UBND TP Hà Nội nêu rõ: Trong quý II và những tháng tiếp theo Hà Nội tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chủ đề của Chính phủ là “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả” và thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ, đồng thời quyết liệt thực hiện Chủ đề 2018 của TP “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” và Chương trình hành động của TP với 18 nhiệm vụ cụ thể. Đặc biệt, quyết tâm của Hà Nội được cả hệ thống chính trị TP truyền đi bằng những thông điệp mang tính minh bạch, tích cực.
Lãnh đạo TP khẳng định: Hà Nội tiếp tục xác định cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ DN khởi nghiệp, đầu tư, sản xuất - kinh doanh là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của toàn bộ các cấp, các ngành. Các giải pháp như quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tiếp tục thực hiện tốt việc phân cấp cho cơ sở, thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đầu mối kiêm nhiệm, giảm biên chế; khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính. Song song với đó, UBND TP sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao chất lượng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tạo môi trường ổn định phát triển kinh tế - xã hội.Ngay trong tháng 4, Hà Nội đã yêu cầu tất cả các cấp,các ngành xây dựng chương trình hành động để nâng cao Chỉ số PCI, phấn đấu đến năm 2020, Hà Nội thuộc top 10 TP dẫn đầu cả nước. Trong đó, tập trung cải thiện 5 chỉ số quan trọng là gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý, chi phí không chính thức, môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tổ chức đối thoại với DN ở các cấp , ngành để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nâng cao tinh thần phục vụ Nhân dân và DN. Trước yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng sống tốt, Hà Nội nỗ lực xây dựng TP thành một đô thị thông minh, xanh, sạch, đẹp.Thành công của những tháng đầu năm cùng tiềm lực phát triển mạnh mẽ, chính quyền TP đồng hành, phục vụ, thân thiện… đó sẽ là lực đẩy giúp hệ thống chính quyền và các tầng lớp Nhân dân cùng cộng đồng DN Thủ đô tiến những bước vững chắc, hoàn thành chỉ tiêu trong năm 2018.
Đổi mới cơ chế, hỗ trợ DN phát triển "Cộng đồng các DN đã có sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của TP với nhiều cơ chế, chính sách tốt. Tuy vậy, để giải quyết các thách thức đặt ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, TP cần có chủ trương, giải pháp hỗ trợ các DN trong sản xuất, kinh doanh khi trong tiến trình hội nhập năm 2018, nhiều thuế suất nhiều mặt hàng giảm về 0. Cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát môi trường đầu tư mang tính đặc thù riêng với các tiêu chí ngắn gọn, sát với tình hình thực tế của TP" - Chủ tịch VCCI Vũ Tiến LộcTăng trưởng xanh, phát triển đô thị thông minh "Hà Nội sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình đô thị hoá như quản lý đô thị, kiểm soát và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm,... Công nghệ thông minh trong các lĩnh vực như năng lượng xanh trong giao thông, y tế, xây dựng, cơ sở hạ tầng, quản trị... có thể giúp cơ quan chính quyền xử lý những khó khăn, thách thức. Ngoài ra, TP thông minh sẽ trở thành trung tâm sáng tạo trong tương lai và là vườn ươm các doanh nhân thành công" - Bà Judy Baker - Chuyên gia phát triển đô thị, Ngân hàng Thế giới |
Biến tiềm năng thành hiệu quả kinh tế Mặc dù chịu áp lực lớn về ngân sách, nhưng Hà Nội vẫn tập trung ưu tiên huy động nguồn lực cho hạ tầng giao thông. TP đã có hướng đi rất đúng là đẩy mạnh xã hội hóa, tư nhân đầu tư hơn 80% nhu cầu còn lại. Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển. Phấn đấu đến hết năm 2020, hoàn thành mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu, trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo của cả nước và có thêm được 200.000 DN thành lập mới; Năng suất lao động tăng 4 - 5%/năm; thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực của DN tư nhân so với nhóm các nước ASEAN - 4 và gia tăng mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. |