Lắp ráp linh kiện điện tử tại Công ty Canon Việt |
Năm 2018, TP phấn đấu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 40% thủ tục hành chính. Hiện nay, 4 hệ thống đang được Hà Nội lựa chọn tập trung triển khai là giáo dục thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh và du lịch thông minh. Quan điểm của Hà Nội là tập trung vào những cái đang cần cho người dân. Nghĩa là, đánh giá chính quyền thông qua việc đo mức độ hài lòng của người dân. Giám đốc Sở TT&TT Phan Lan Tú |
Phát huy tốt các ngành thế mạnh Chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng, du lịch, dịch vụ thương mại, công nghiệp công nghệ cao là thế mạnh sẽ thúc đẩy cho tăng trưởng của Hà Nội. Thưa ông, với vị thế là Thủ đô, đâu là những điểm mạnh Hà Nội có thể khai thác để phát triển kinh tế? - Trong 3 năm tới, kinh tế Hà Nội phải có tốc độ tăng trưởng từ 7,3 - 7,8% mới hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế 5 năm (2016 - 2020). Tôi cho rằng, lợi thế là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương. Với vị thế của Thủ đô, Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Vị trí đầu mối trung chuyển hàng hóa của các tỉnh miền Bắc chính là điều kiện cho phát triển du lịch, thương mại, tiêu dùng dịch vụ vận tải của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội có thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao. Không phải chỉ là công nghệ tin học hay công nghệ điện tử mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như sinh học, năng lượng, vật liệu… Đây là những ngành nghề không sử dụng nhiều đất, thích hợp với một đô thị nén. TP còn có lợi thế lực lượng lao động quy mô lớn và chất lượng cao, số người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm hơn 20%, gấp 3 lần so với trung bình cả nước. Hơn nữa lực lượng lao động trẻ, được đào tạo, dễ dàng tuyển dụng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hà Nội có hàng trăm viện nghiên cứu khoa học, trường ĐH đầu ngành, sẵn sàng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là cơ hội giúp các DN sản xuất nâng cao hiệu quả. Năm 2018, Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 7,5 - 8%,gần gấp đôi so với mục tiêu 4 - 5% của năm 2017. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn là 10,5 - 11%, trong khi năm 2017 là 11 - 12%. Ông nhận xét gì về các mục tiêu này? - Điều này càng cho thấy Hà Nội quyết tăng trưởng về chất, không đến từ các giải pháp kích cầu vốn ngắn hạn mà tạo nền tảng tăng trưởng bền vững hơn cho giai đoạn sau. Sang năm 2018, kinh tế thế giới đang phục hồi, thể hiện qua số liệu xuất khẩu của cả nước tăng mạnh. Các thiết lập quan hệ kinh tế của thế giới hiện nay cũng đang bắt đầu đi vào vận hành. Quá trình hội nhập khu vực sẽ thúc đẩy xuất khẩu cả nước cũng như Hà Nội. Cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính là một ví dụ thể hiện cam kết của chính quyền TP tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế. Theo quan điểm của ông, để đạt được các mục tiêu đề ra, Hà Nội nên tập trung vào vấn đề gì? - Tôi cho rằng, 3 khía cạnh để phát triển toàn diện một TP là: Chính quyền điện tử để tăng hiệu quả phục vụ, giảm chi phí cho người dân và DN; ứng dụng cung cấp các thông tin để cuộc sống của người dân thuận lợi hơn và các DN có sức sáng tạo tốt hơn và dễ dàng tiếp cận thị trường hơn. Bên cạnh đó, việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và khởi nghiệp sẽ truyền đi những thông điệp tích cực đến người dân, DN và để đón đầu làn sóng đầu tư. Nhất là trong bối cảnh Hà Nội đang hướng đến một đô thị thông minh, xanh, sạch thì cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học hướng đến thương mại hóa và áp dụng thực tiễn, thúc đẩy DN là chỉ dấu về một xã hội tiến bộ. Những cam kết cải cách mạnh mẽ của Hà Nội thời gian qua rất đáng biểu dương. Tôi cho rằng cần phải có một mục tiêu hợp lý để định hướng cho toàn bộ hệ thống cùng nỗ lực cố gắng, chắc chắn các mục tiêu đặt ra sẽ được hoàn thành. Xin cảm ơn ông! Trâm Anh thực hiện |