Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong năm 2021 tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt khoảng 5,4%, thấp hơn nhiều so với con số 6,5% mà tổ chức này đưa ra vào thời điểm trước khi đại dịch bùng phát vào tháng 1/2020.
Kinh tế thế giới 2021: Thoát khỏi “bóng đen” Covid-19 và sẽ phục hồi?
Quá trình phục hồi có thể kéo dài, không đồng đều và không chắc chắn nhưng nền kinh tế thế giới sẽ dần thoát khỏi bóng mây u ám Covid-19.
Tin liên quan
-
Hãng tin DW của Đức đánh giá cao thành tích phát triển kinh tế và chống Covid-19 của Việt Nam
- Năm 2021, du lịch Hà Nội lấy thị trường nội địa làm đòn bẩy khôi phục hậu Covid-19
Các tổ chức và chuyên gia phân tích dự báo, đại dịch Covid-19 chưa chắc có thể được kiểm soát hoàn toàn trong năm 2021, quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu kéo dài, và phụ thuộc nhiều vào “lời giải” từ vaccine, quan hệ thương mại giữa các nền kinh tế lớn…
Mặc dù kinh tế toàn cầu đã thoát đáy kể từ thời điểm “đóng bang” hồi tháng 4 năm ngoái do các lệnh hạn chế đi lại và giãn cách xã hội, nhưng Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến nhiều nước vẫn thận trọng mở cửa biên giới và hạn chế…
Năm 2021, dịch bệnh vẫn còn dai dẳng trên thế giới, nhưng tác động sốc của nó có thể sẽ suy giảm đáng kể. (Ảnh minh họa) |
Dự báo khá ảm đạm cho năm 2021, chuyên gia kinh tế trưởng Laurence Boone của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lưu ý: Kinh tế thế giới có thể sẽ còn phải trải qua tác động của đại dịch trong năm nay. Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ được cải thiện nhưng ở mức thấp và không đồng đều ở tất cả các quốc gia.
Chẳng hạn, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 8% vào năm 2021, trong khi các nền kinh tế thành viên OECD khác dự kiến chỉ tăng trưởng trung bình hơn 3%. Các quốc gia sẽ phục hồi tốt như thế nào sẽ phụ thuộc vào việc triển khai vaccine suôn sẻ ra sao.
Theo giới chuyên gia kinh tế, hậu quả của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu sẽ còn dai dẳng, tăng trưởng GDP không chỉ đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm 2021 mà còn lan sang cả năm 2022-2023, với đầu tư tư nhân và tăng năng suất thấp hơn. Đối với các nền kinh tế phát triển, mức tăng trưởng GDP vào cuối năm 2021 sẽ vẫn thấp hơn năm 2019 và thấp hơn đáng kể so với mức dự kiến trước đại dịch.
Trong năm 2021, nhiều khả năng tốc độ phục hồi việc làm của Mỹ - cường quốc số 1 thế giới có thể tăng cao sau cú sốc ban đầu của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, do Chương trình bảo vệ tiền lương đã hết hạn vào cuối tháng 7/2020, sự phục hồi có xu hướng sẽ giảm tốc do có ít hỗ trợ hơn, đặc biệt là do ảnh hưởng của hậu bầu cử Tổng thống. Do vậy, GDP của Mỹ sau khi giảm 6% vào năm 2020 có thể đạt mức phục hồi 3,7% vào năm 2021. Nếu cuộc khủng hoảng y tế tiếp tục kéo dài trong những tháng tới, GDP dự kiến sẽ chỉ đạt 1% vào năm 2021.
Kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến sẽ phục hồi với mức tăng 5,8% vào năm 2021, sau khi ghi nhận mức giảm 7,1% trong năm 2020. Trong số các thành viên của Eurozone, Đức dự kiến sẽ phục hồi nhanh hơn nhờ các biện pháp kích thích tài chính mạnh mẽ và thu nhập phục hồi trở lại mức trước đại dịch vào quý 1/2023.
Tại khu vực châu Á, giới chuyên gia nhận định tăng trưởng trong khu vực dự kiến sẽ dần phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Mặc dù đang trong tình trạng thu hẹp, khu vực này vẫn duy trì hiệu suất tương đối so với phần còn lại của thế giới. Xét về tổng thể, khu vực châu Á vẫn có những nền tảng cơ bản tương đối vững chắc nhờ khả năng phục hồi của mỗi quốc gia.
Phục hồi đối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn sẽ được duy trì trong bối cảnh nước này kiểm soát tốt dịch bệnh và thực hiện các biện pháp kích thích tương đối hiệu quả. Nhằm ngăn chặn tình trạng mất cân đối cơ cấu ngày càng trầm trọng, hiện chính sách kinh tế của Trung Quốc đang hướng tới sự bền vững của tăng trưởng thay vì chỉ tập trung theo đuổi các biện pháp kích thích. Do chính sách kích thích kinh tế chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững của tăng trưởng, tăng trưởng sẽ không cao như mong đợi, dự kiến vào khoảng 8% trong năm 2021.
Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế cơ bản khó có thể đảo ngược trong phát triển kinh tế thế giới, song hình thức biểu hiện của nó sẽ có sự thay đổi. Trong mấy năm qua, do kinh tế toàn cầu phát triển mất cân bằng, sự bất bình đẳng giữa các nước gia tăng, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy. Đại dịch Covid-19 có khả năng sẽ làm trầm trọng hơn sự lan truyền của làn sóng chống lại toàn cầu hóa.
Các nước lần lượt áp dụng những biện pháp kiểm soát dịch bệnh như cách ly, giám sát hải quan…, vì vậy sự lưu chuyển con người và các yếu tố sản xuất chắc chắn sẽ khó khăn, điều này sẽ khiến toàn cầu hóa và mở cửa phát triển bị cản trở trong ngắn hạn./.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
"Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất của Mỹ trong thế kỷ 21"
Kinhtedothi - Bài phát biểu 30 phút mới đây của Ngoại trưởng Mỹ đề cập đến Trung Quốc cả trực tiếp lẫn ẩn ý.XEM THÊM -
Cổ phiếu công nghệ lại bị bán tháo, chứng khoán Mỹ nhuộm sắc đỏ
Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm khi nhà đầu tư tăng tốc bán cổ phiếu công nghệ ...XEM THÊM -
Bỏ qua lệnh trừng phạt của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến kế hoạch mua thêm “rồng lửa” S-400
Kinhtedothi - Ông Ismail Demir - người đứng đầu Cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Ankara không nhận thấy...XEM THÊM -
Myanmar: Chính biến khiến một loạt dự án cơ sở hạ tầng "khủng" đắp chiếu
Kinhtedothi - Chính biến ở Myanmar đã đẩy các dự án cơ sở hạ tầng lớn tại quốc gia này đi vào ngõ cụt, đe dọa làm trậ...XEM THÊM -
Myanmar: 38 người thiệt mạng trong ngày bạo lực đẫm máu nhất sau cuộc chính biến
Kinhtedothi - Theo Đặc phái viên Liên Hợp quốc, ngày 3/3 được xem là ngày bạo lực nhất kể từ sau cuộc chính biến tại ...XEM THÊM -
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 vượt 115 triệu, WHO cảnh báo dịch Covid-19 còn lâu mới kết thúc
Kinhtedothi - Thế giới ghi nhận hơn 115,4 triệu ca nhiễm Covid-19, WHO cảnh báo sự xuất hiện của hàng loạt biến thể m...XEM THÊM
-
Hậu "trả đũa" của ông Biden, 10 tên lửa nã vào căn cứ Mỹ tại Iraq
Kinhtedothi - Ngày 3/2, một căn cứ không quân của liên quân ở tỉnh Anbar, miền Tây Iraq, đã bị tấn công bởi ít nhất 10 tên lửa, chỉ 2 tuần sau khi một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các lực lư...03-03-2021 17:11
-
Nhiều quốc gia điều chỉnh giảm lô tối thiểu để khuyến khích nhà đầu tư nhỏ
Kinhtedothi - Trong những năm gần đây, nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới đã giảm lô tối thiểu để khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nhỏ lẻ, cải thiện quản trị rủi ro.03-03-2021 17:08
-
Đức điều tàu khu trục đến Biển Đông trong lúc Trung Quốc tập trận
Kinhtedothi - Đã gần 2 thập kỷ kể từ khi tàu chiến Đức xuất hiện tại Biển Đông lần gần nhất vào năm 2002.03-03-2021 15:12
-
Lo ngại OPEC+ sắp đảo ngược thỏa thuận giảm cung, giá dầu Mỹ mất mốc 60 USD/thùng
Kinhtedothi - Thị trường dầu giao dịch ảm đạm trong phiên ngày 3/3 do lo ngại các nước sản xuất dầu chủ chốt sẽ nới lỏng cắt giảm nguồn cung khi các nền kinh tế dần phục hồi.03-03-2021 12:16
-
ASEAN hy vọng Myanmar sớm tìm ra giải pháp hòa bình
Kinhtedothi - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm 2/3 đã kêu gọi tất cả các bên ở Myanmar "thực hiện tối đa sự kiềm chế cũng như linh hoạt" trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại nước này sau...03-03-2021 12:15
- Ngày 8/3, những liều vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm tại Việt Nam
- Sáng 5/3, hoàn thành hạ giải 2 cánh cửa mới, trả lại nguyên trạng cho Di tích Quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng
- Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm đối tượng sàm sỡ phụ nữ ở Hồ Tây
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ người nước ngoài bị quấy rối
- Cử tri kiến nghị sớm di dời nhà máy ở khu vực nội đô ra ngoại thành
- Hà Nội: Biểu dương kết quả thi đua 2020, phát động thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu QH
- Bảo đảm an ninh trật tự sau Tết: Trấn áp kịp thời tội phạm
- Vàng thế giới lao dốc, giá vàng trong nước vẫn "kiên định" đắt hơn gần 8 triệu đồng/lượng
- Nghị định mới gỡ khó cho doanh nghiệp xây dựng