80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làm bạn với con

Kinhtedothi - Một ông bố khi nghe tin con không được thi tốt nghiệp đã đánh con gẫy mấy cái roi. Nhưng ông đã quên mất rằng, từ lúc con bước vào cấp THPT, chưa một lần ông để ý xem con học hành thế nào.
Đã không ít lần, con ông muốn nói về những điểm yếu trong học tập, muốn hỏi ông bài toán nọ, câu văn kia, ông đều gạt đi, ném cho con một nắm tiền, bảo: “Tìm thầy giỏi mà học thêm, bố bận lắm!”. Không phải vì không tìm được thầy giỏi, mà chính thái độ ơ hờ của bố đã khiến em phản kháng bằng cách không cần học, thích thì chơi, đến kỳ thi dùng tiền nhờ bạn ném bài. Lớp thì vẫn lên đều, nhưng đến cuối cấp, em bỏ tiết nhiều quá, bỏ cả các tiết kiểm tra, nên không đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Thế là ông bố nổi giận, nói em là “Đồ ăn hại”, bao nhiêu tiền của ông cho đều đổ đi đâu hết. Em chai lỳ trước những lời bố mắng… 

 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Câu chuyện ấy không phải là cá biệt. Có nhiều bạn trẻ từng tâm sự: Kể từ lúc biết nghĩ, chưa bao giờ được nói chuyện với bố mẹ. Bố mẹ chỉ biết đi làm từ sáng đến tối, kiếm thật nhiều tiền. Nhiều em khác thì thốt ra những lời buồn tủi trước cảnh có bố mẹ mà như… trẻ mồ côi. Biết bao những chuyện vui buồn của tuổi mới lớn, những cám dỗ ngoài đời... rất cần được vòng tay bố mẹ chở che và bảo vệ, nhưng dường như là quá khó khi các bậc phụ huynh còn mải miết với công việc ngoài xã hội. Một cô bé đã thốt lên, lúc nào cũng cảm thấy tủi thân vì em không cần tiền, có tiền mà cứ thui thủi một mình thì chẳng để làm gì. Bố mẹ luôn hãnh diện khi nhìn thấy con gái ngày ngày ngồi trên chiếc xe tay ga thời thượng đến trường, nhưng họ đâu biết đã bao đêm em đứng trên sân thượng cô đơn, trống trải. Em không thích giàu có mà chỉ muốn có một gia đình ấm áp tiếng cười nói của bố mẹ sau mỗi buổi đi học về. Rồi em rơi vào trạng thái thu mình vào vỏ ốc, không muốn giao thiệp với bất cứ ai. 

Không ít câu chuyện trẻ vị thành niên “lầm đường lạc lối” chỉ vì sự thiếu quan tâm của bố mẹ. Các em coi đây như một sự phản kháng, một con đường vui. Bởi thế, nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, thay vì trách con mình hư, không biết làm cho bố mẹ vui lòng, hãy trách chính bản thân mình đã thờ ơ với con cái. Hãy làm bạn với con để từ đó điều chỉnh cách sống, cách cư xử với con. Sự quan tâm không bao giờ là thừa dù con còn bé hay chấp chới bước vào tuổi trưởng thành. Đó chính là một “con đê vững chắc” nhất để hình thành một kỹ năng sống tốt.

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ