1.Có người hỏi: Tật (hay tệ cũng đều thế cả) nói tục có từ bao giờ? Nó có phải là thứ cần phải loại bỏ trong đời sống và làm cách nào loại bỏ? Không có tư liệu chính thức nào về điều này nhưng đọc trong những chuyện cổ dân gian, những tác phẩm văn học có tên người viết hẳn hoi thì việc người ta nói tục cũng như một phần của đời sống.
Nghĩa là, trong sinh hoạt, nảy sinh nhu cầu giao tiếp, và khi con người nói tục là lúc họ thể hiện một thái độ nhất định về một vấn đề gì đó phát sinh khiến họ không hài lòng, họ nghĩ rằng nói tục là một cách thể hiện thái độ. Vậy, nói tục là hành vi thuộc về tâm lý (không hài lòng, tức giận, bất bình, không tán thành…), nhận thức (phản ứng trước một thông tin được tiếp nhận) hay hành vi văn hóa (tốt, xấu, đáng đồng tình hay đáng chê…?). Có lẽ không nên vẽ rắn thêm chân trong tình huống này nhưng để bàn kỹ hơn về tệ nói tục thì cũng cần nói nhiều hơn một chút.
Người Hà Nội gắn với hình ảnh thanh lịch, điều cần phát huy, gìn giữ. Ảnh: Công Hùng |
Hành vi nói tục có cả yếu tố tâm lý, nhận thức và văn hóa. Tâm lý và nhận thức thì rõ rồi, còn khía cạnh văn hóa thì sao? Vâng, có đấy. Đó là nói như thế nào? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói với tâm thế nào và những câu nói ấy nó thể hiện chủ thể người nói như thế nào và có ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh ra sao?
Nhưng người ta cũng có thể dùng cách “nói tục”, “chửi tục” để thể hiện thái độ của mình mà không bị người đời chê trách vì nó đích đáng. Một ông GS đã nói đại ý: Đọc văn chương, bắt gặp một câu tục đúng lúc, đúng chỗ, đúng tính chất, thấy nó đích đáng vì ngoài cách diễn đạt ấy ra, không thể có cách nào hiệu quả hơn.
Ví như, khi H.Rivier kéo quân xâm lược đi đánh nhau với nghĩa quân và quân Cờ đen ở mạn Cầu Giấy bị giết, có người đã làm văn tế H.Rivier không phải để khóc hắn thực sự mà để chửi ngầm hắn và đồng bọn nhưng không thể nói thẳng đành phải “lợi dụng tình huống” để tỏ thái độ nên bài văn tế lạ lắm.
Cũng vẫn có kể lai lịch, hành trạng người chết nhưng toàn là chuyện buồn cười: “ngài thực dân” “cưỡi lừa, huýt gió” đi càn, đụng trận chết thảm, đầu một nơi, thân một nơi rồi “hạ” một câu tỏ ý thương xót “khốn nạn thân ông/đéo mẹ cha nó”. Tiếng là thương “ông” và chửi đứa đã giết ông nhưng ai cũng biết cần phải đọc “ngược văn bản” để hiểu thái độ người viết thế nào? Và câu chửi tục ở đây mang một ý nghĩa khác, ai cũng hiểu được.
Còn cụ Nguyễn Du để cho Kiều, khi ngộ ra những đắng cay của đời mình, hận quá cũng chửi tục nhưng tiếng chửi ở đây của người con gái xưa nay vốn xa lạ với thứ “văn hóa chửi tục” vẫn tỏ được ý mình mà lại không quá thô “Chém cha cái số hoa đào”.
Một nhà nghiên cứu cho rằng, khi nhập cuộc vào đời sống bụi bặm, va đập với những thứ hạ cấp trong đời, Kiều vốn con nhà lành cũng có thay đổi để sống được với đời: Từ quan niệm đến thái độ ứng xử, ngôn ngữ…, nó đều đời hơn. Điều này thể hiện một bước tiến của văn chương đến gần với đời sống, sự vận động quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du. Nói thế để thấy, nói tục, dù không hay ho gì nhưng nó cũng là “một phần của đời sống”. Còn con người thì còn hiện tượng này.
2. Như đã nói ở trên, nói tục vốn tự nó không mang ý nghĩa đẹp đẽ, nó là cái phần không hay trong cuộc sống mỗi người, ở xã hội nào cũng có. Tôi có may mắn được đi khá nhiều nơi, được nghe hoặc chứng kiến những người nước ngoài nói tục và khi hỏi, họ cũng nói rằng ở nước họ, nói tục cũng là một phần của con người, nghĩa là nó cũng gắn với sinh hoạt của mọi tầng lớp trong xã hội. Họ cũng cho biết, nói tục là một việc làm không hay, xã hội mặc nhiên coi hành vi ấy là của những người thiếu văn hóa, ít được giáo dục nên người ta cố gắng ít để người khác thấy nhất và thường không “phô” ra trước người lạ. Họ có cái lý của mình nên khi ra nước ngoài, chúng ta ít thấy người nước ngoài thể hiện điều này.3. Hiện nay trong những giao tiếp công cộng thấy nhiều người ở ta nói tục quá: Già trẻ, gái trai đều nói tục và tệ một nỗi họ nói tục thoải mái như ở chỗ không người. Trong quán ăn, trên xe buýt, trên khán đài sân vận động, trong rạp chiếu phim, nghĩa là ở những nơi cần phải giấu chuyện tục tĩu đi thì nhiều người không hiểu được điều đơn giản trong lẽ ứng xử ấy nên cứ nói thoải mái như ở chỗ không người.
Chuyện tục tĩu mà cứ kể bô bô trước người khác, những từ đệm tục tĩu liên tục chêm vào câu chuyện của họ, như một thói quen. Tôi đã từng bị hành hạ suốt gần một giờ trong một quán bia vì ở bàn bên, cuộc trò chuyện của mấy anh chị dường như làm ở cùng một cơ quan nào đó sau một cuộc tổng kết thì phải. Họ đem chuyện “thằng nọ”, “con kia” trong cơ quan ra bình phẩm, chửi rủa và những từ tục được gán cho hết người này đến người khác.
Tôi cam đoan họ không dám nói những điều ấy ở cơ quan nên đem đến quán ăn để nói với nhau cho thỏa. Ở đây cái xấu về văn hóa đã nhân lên nhiều lần: Nói xấu người khác sau lưng và thái độ xấu khi trò chuyện, gây ô nhiễm xã hội. Không muốn nghe nhưng chuyện của họ cứ dội thẳng vào mình. Nói với nhân viên cửa hàng khuyên họ nói nhỏ hơn thì nhân viên bảo “các chú thông cảm, không khuyên họ được đâu. Họ bỏ tiền ra vào đây uống bia, nói thế nào là quyền của họ. Nhắc họ, chúng cháu mất khách”.
Thế là mấy chúng tôi đành bảo nhau ăn uống cho nhanh rồi đi cho đỡ bực mình. Chuyện tục tĩu như vậy như là rác thải văn hóa, vốn là thứ xấu xí nhưng bây giờ ít người lo dọn, thậm chí còn lơ đi vì những ngần ngại có thể ảnh hưởng đến mình, hỏi sao không lan ra như dịch?
Có người cho mình quyền được thô tục.4. Nói năng là một hành vi ứng xử. Nói thế nào, nói cái gì và nói với ai là quyền của cá nhân nhưng vẫn đòi hỏi phải theo những chuẩn mực. Các cụ dạy rồi lựa lời mà nói, uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, học ăn học nói, học thưa gửi…, chính là dạy cách ứng xử sao cho ra người đàng hoàng, có văn hóa.
Nói tục, cho đến bây giờ cũng vẫn còn là một hành vi gắn với sinh hoạt, quan hệ của con người nhưng phần lớn những người tự trọng đều hiểu “cái phần tất yếu này” tự nó không hay ho gì, chưa bỏ đi được nhưng cần phải tập cách hạn chế tối đa và khi chưa từ bỏ được thì cũng đừng đem cái xấu xí của mình phô ra trước mặt người khác. Vừa xấu mình, vừa làm xấu môi trường đấy.
Cụ Nguyễn Du để cho Kiều, khi ngộ ra những đắng cay của đời mình, hận quá cũng chửi tục nhưng tiếng chửi ở đây của người con gái xưa nay vốn xa lạ với thứ “văn hóa chửi tục” vẫn tỏ được ý mình mà lại không quá thô: “Chém cha cái số hoa đào”. Người có lòng tự trọng sẽ không chấp nhận bị sỉ nhục "Những người có lòng tự trọng sẽ không chấp nhận bị xúc phạm, sỉ nhục chỉ để đánh đổi một tô bún, tô phở ngon. Và nếu người tiêu dùng mạnh mẽ phản đối, lên án tẩy chay, không bao giờ bước chân vào những quán có cung cách phục vụ kém thì chắc chắn hiện tượng này sẽ sớm bị xóa sổ. Thưởng thức ẩm thực xưa nay vốn được xem là cái thú. Ẩm thực không chỉ đơn thuần là món ăn, nguyên liệu chế biến mà còn là sự tổng hòa của nhiều yếu tố như: Văn hóa, thói quen, tập quán đại diện cho cả một vùng đất. Thời xưa khốn khó, nhưng người ta vẫn coi trọng nét đẹp trong việc thưởng thức ẩm thực. Thậm chí nhiều nhà văn, nghệ sĩ còn nâng tầm “cái ăn” lên thành nghệ thuật. Cái ngon của một món ăn không chỉ bởi hương vị hấp dẫn mà phải kèm theo cả điều kiện: “giờ ăn ngon, chỗ ngồi ngon và người cùng ăn phải ngon”." - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, PGS.TS Lê Quý Đức Người Hà Nội không phải gắn trách nhiệm cụ thể nhưng phải giữ được nét văn minh "Những bạn thanh niên, những người trẻ tuổi năng động, nhiệt huyết, phóng khoáng... nhưng không vì thế mà cho phép mình buông thả trong ứng xử, trong ăn mặc cũng như phát ngôn. Các bạn trẻ hãy biết tự rèn luyện bản thân, vận dụng bộ quy tắc để căn chỉnh văn hóa ứng xử của mình. Đây không phải là những giáo điều cổ hủ, lỗi thời mà ngược lại là yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Người Hà Nội tuy không phải gánh một trách nhiệm cụ thể được ai đó giao, nhưng phải tự biết gắn cho mình trách nhiệm là con người đại diện cho đất nước Việt Nam, giữ vững được truyền thống tốt đẹp, giữ được nét văn minh và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, của thời đại. Đối với người lao động, đó là mỗi người nên biết tôn trọng sức lao động của người khác thông qua ứng xử của mình. Về phía chính quyền, các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân về văn hóa ứng xử." - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, TS Nguyễn Viết Chức (Thanh Khánh ghi) |