Làm gì để nông dân không “bỏ quê ra tỉnh”?
Kinhtedothi - Ngày 24/1, tại Trung tâm Báo chí Đại hội XII của Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã trao đổi với báo chí một số vấn đề quanh việc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
Báo chí đã đặt lại với Bộ trưởng câu hỏi mà Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường đã nêu ra trước thực tế không ai muốn con mình là nông dân, kể cả những người nông dân cũng đều mong con đi học, đừng có làm nông dân như mình.
![]() Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trả lời phỏng vấn báo chí sáng 24/1. |
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trên thực tế thu nhập và cuộc sống của nông dân liên tục được cải thiện nhưng sự cải thiện đó không đồng đều giữa các vùng miền và so với mức bình quân chung, khoảng cách còn lớn, cải thiện chậm hơn. Ở vùng núi cao, đồng bào dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo vẫn rất cao, có nơi 30% hoặc hơn. “Vậy phải làm như thế nào? Cần rất nhiều nỗ lực. Thực tế, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng và Chính phủ chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, trong đó có tái cơ cấu nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đều nhằm mục tiêu cải thiện đời sống người dân nông thôn” - Bộ trưởng chia sẻ. Đồng thời cho biết: “Thứ nhất, nông thôn mới hướng tới cải thiện toàn diện hơn điều kiện sống của cư dân nông thôn. Cách đây 30 năm, Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Tiếp theo là cần tiếp tục đổi mới để cơ chế thị trường vận hành hiệu quả hơn. Thứ hai, là tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, DN hoạt động nông nghiệp hiệu quả hơn. Chẳng hạn chính sách tạm trữ lúa gạo, Chính phủ đã báo cáo nhiều lần và tôi đã giải trình nhiều lần trước Quốc hội. Mục tiêu kích giá cao trở lại, không để giá xuống quá sâu thì phải tạo nhu cầu bổ sung”. Về tình trạng nhiều nông dân “bỏ quê ra tỉnh”, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng: Việc nông dân tìm việc làm ở khu vực kinh tế phi nông nghiệp là xu hướng tất yếu. Nhìn các nền kinh tế phát triển hơn sẽ thấy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm. Nhật Bản chỉ còn 2,2 triệu nông dân. Mỹ cũng chỉ khoảng 2 triệu nông dân. Việt Nam có 23 triệu người làm trong nông nghiệp, trong khi đó 11 nước đối tác TPP của Việt Nam chỉ có 20,5 triệu nông dân, trong đó Mexico đã là 13,5 triệu. “Nhìn từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... nông nghiệp chỉ còn 5 - 7% nhưng nông dân chưa có được việc làm ở nhà máy, cơ sở dịch vụ vẫn bỏ ruộng. Họ bỏ quê đi làm các công việc phi chính thức, nhiều rủi ro để có thu nhập cao hơn. Nhưng tại sao họ không có cuộc sống tốt hơn ở ngay quê hương mình, không phải đi vào khu vực nhiều rủi ro? Đó là vấn đề chúng tôi rất trăn trở” - Bộ trưởng nhấn mạnh. Đồng thời nêu rõ, tất yếu Việt Nam phải tiếp tục đổi mới, thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ để tạo việc làm, thu hút lao động nông nghiệp và nông thôn, để đời sống Nhân dân cao hơn. Tiếp tục phát triển ở ngay khu vực nông thôn nhanh và mạnh hơn. Để người nông dân không phải lên các đô thị để tìm việc phi nông nghiệp.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
- Hà Nội: Đột kích kho rượu 125 Thái Hà, phát hiện một loạt vi phạm
- Hà Nội: Yêu cầu dừng thi công, đào đường từ 20/1
- Tai nạn giao thông mới nhất hôm nay 19/1: Xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn, 5 người thương vong
- Ngành ngân hàng Hà Nội đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội
- Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ: Sự phục hồi của du lịch là một nhân tố quyết định việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng
- Làm mới cảnh quan, môi trường đô thị: Nhìn từ khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp
- Tổ chức cho học sinh đi ngoại khóa, trải nghiệm: Không thể khoán trắng cho công ty du lịch
- Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, lo ngại lạm phát gia tăng
- “Tân Sửu nghênh Xuân”: Thể nghiệm các nghi lễ đón Tết cung đình Việt