Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làm giàu bằng giống “bò lực sĩ”

Kinhtedothi - Nhờ nhanh nhạy, mạnh dạn đưa giống bò cao sản BBB vào phát triển kinh tế, anh Đặng Đình Hậu, nông dân xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ đã có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Anh Đặng Đình Hậu, nông dân xã Lam Điền, Chương Mỹ chăm sóc đàn bò của gia đình.
Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Hậu đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò thịt và bò sinh sản. Sau khi tìm hiểu, anh nhận thấy trên thị trường có giống bò lai BBB, nuôi mau lớn và chất lượng thịt thơm ngon nên anh quyết định chuyển sang nuôi giống bò này. Thông qua dự án phát triển bò thịt cao sản BBB của TP Hà Nội, anh bắt đầu chọn lọc mua thêm bò cái lai Sind, có trọng lượng trên 250kg/con, nâng quy mô lên 30 con bò cái sinh sản. Đàn bò cái lai Sind của gia đình anh được thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò BBB. Trong năm đầu tiên, gia đình anh thu được 30 bê lai F1 BBB. Anh giữ lại toàn bộ số bê này nuôi thành bò thịt.
Anh Hậu cho biết, hiệu quả kinh tế từ giống bò BBB cao hơn nhiều so với giống bò cỏ truyền thống. Bê F1 BBB sinh ra khỏe mạnh, khối lượng sơ sinh đạt từ 28 – 32kg, cá biệt có những con bê sơ sinh đạt 35kg. Trong khi các giống lai thịt khác, bê sơ sinh chỉ đạt 18 – 24kg. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, bê F1 BBB tăng trọng bình quân 26 – 30kg/tháng. Bê dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam. Bò thịt F1 BBB trong giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi có chất lượng thịt và tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh cao nhất.
Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 59 - 60%, thịt tinh đạt 50 – 51%. “Bò lai BBB có cơ bắp phát triển, ngoại hình đẹp, vì thế trong giới chăn nuôi chúng tôi thường ví von chúng như những lực sĩ” – anh Hậu cho hay. Thời điểm này, tổng đàn bò của gia đình anh đã tăng lên xấp xỉ 100 con, doanh thu hàng năm khoảng 700 triệu đồng, trừ chi phí thu về 350 triệu đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển đàn bò của mình, anh Hậu cho biết ngoài 5 mẫu ruộng trồng cỏ làm thức ăn cho bò, anh còn tận dụng thu mua rơm rạ phơi khô làm thức ăn dự trữ. Thức ăn cho bò anh sử dụng bã bia, bã đậu trộn với cỏ, rơm khô trước khi cho bò ăn. Trung bình mỗi con bò ăn 5 - 6kg bã bia, 5kg rơm khô, 15kg cỏ tươi/ngày. Đối với bò thịt vỗ béo thì mỗi ngày anh bổ sung thêm 4 - 5kg thức ăn tinh. Hiện tại, lượng bò của gia đình anh không đủ cung cấp cho các đơn hàng. Anh có kế hoạch nâng tổng đàn lên trên 100 con. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, anh Hậu kiến nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện cho thuê thêm đất để trồng cỏ, đồng thời được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ