Lãnh đạo thế giới nào ghi điểm trong năm 2017?

Lan Hương (Theo CNN)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Năm 2017 là một năm nhiều biến động với lãnh đạo thế giới. CNN đã đưa ra đánh giá về sự thăng, trầm của các nhà lãnh đạo trong năm 2017.

Trong khi một số hưởng lợi từ các thay đổi địa chính trị trong năm 2017, một số khác lại phải hứng chịu một loạt thất bại.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macton: Thăng
Năm 2017 là thời điểm đã làm nên Tổng thống Macron. Khi bắt đầu chiến dịch tranh cử, ông Macron là cựu Bộ trưởng Kinh tế nhưng việc 2 đảng chính trị lớn của Pháp bị mất đi sự ủng hộ đã đặt nền móng cho chiến thắng của ông Macron.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macton. 
Những diễn biến trong đời sống chính trị năm 2017 dường như cũng ủng hộ Tổng thống Pháp. Cuộc hỗn loạn ở London, Washington, Berlin, cùng với tầm nhìn tham vọng của Tổng thống Pháp đã đưa ông có tiếng nói không chỉ với tư cách là Tổng thống Pháp mà còn là lãnh đạo mới của thế giới tự do. Hãng CNN nhận định, năm sau vẫn có thể rất hứa hẹn với ông Macron.
Thủ tướng Đức Angela Merkel: Trầm
Đây là một năm khó khăn cho bà Merkel, người phải “sửa chữa” quan hệ với Tổng thống Mỹ Donald Trump và sau đó phải đối phó với cuộc bầu cử Đức trong bối cảnh phong trào dân túy lên cao.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. 
Trong cuộc bầu cử, đảng của bà Merkel đã mất hơn 1 một triệu phiếu bầu vào tay đảng cực hữu bài di cư Sự lựa chọn cho nước Đức. Mặc dù bà vẫn là Thủ tướng nhưng cần phải thành lập liên minh càng sớm càng tốt.
Tổng thống Nga Putin: Thăng
 Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Putin vẫn giữ được sự ủng hộ tuyệt đối trong nước và nhiều khả năng sẽ chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau.
Năm 2017 cũng chứng kiến hy vọng cải thiện quan hệ với Mỹ dưới thời Tổng thống Trump không thành hiện thực. Mỹ vẫn tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt nên Moscow trong bối cảnh cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Tại Trung Đông, ông Putin cũng giành được chiến thắng lớn trên trường quốc tế, ủng hộ đồng minh của ông tại Syria, Assad, đảm bảo sự hiện diện quân sự của Nga trong khu vực và củng cố vị thế của nước ông trong vai trò một nước trung gian quyền lực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Thăng
 Ông Tập Cận Bình.
Năm 2017 là một năm rất tích cực với ông Tập Cận Bình. Ông Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực theo một cách chưa từng thấy trong nhiều thập niên: tư tưởng của ông được đưa vào Điều lệ Đảng. Trước ông Tập, mới chỉ có tư tưởng của nhà lãnh tụ Mao Trạch Đông, được đưa vào Điều lệ. Ngoài ra, các thành tích kinh tế như GDP của Trung Quốc tiếp tục đi lên...
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng vấp phải một số thách thức như mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hay mối đe dọa an ninh từ Triều Tiên.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un: Thăng
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 
Vào ngày 1/1, nhà lãnh tụ Triều Tiên đã tuyên bố, nước này đang ở giai đoạn cuối của chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Và trong 7 tháng, Triều Tiên đã thực hiện tổng cộng 16 vụ thử tên lửa và một vụ thử hạt nhân. Bình Nhưỡng cũng đã phóng thử ICBM tân tiến nhất.
Dự đoán về vị lãnh đạo này vẫn khó đoán trong năm 2018 với mối lo ngại chiến tranh ngày càng tăng và các lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe: Thăng
Ông Shinzo Abe đã ghi điểm trong năm 2017 chính từ sự thiếu ổn định trong đời sống chính trị toàn cầu. Ông là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên tạo được quan hệ thân thiết với Tổng thống ngay từ khi ông Trump mới nhậm chức bằng những cuộc đánh golf - một trong những sở thích của ông Trump.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ ở Nhà Trắng.
Thủ tướng Nhật Abe cũng tận dụng mối đe dọa từ Triều Tiên sau khi phóng hai tên lửa bay qua Nhật Bản để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội. Thủ tướng Nhật sẽ bước vào năm 2018 với đà tích cực, bao gồm cả sự tăng trưởng kinh tế tốt nhất của Nhật Bản trong gần hai thập kỷ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần