Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lào Cai tập trung tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc triển khai Đề án 86

Kinhtedothi- Chiều 18/4, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 14/1/2022 về điều chỉnh Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh (Đề án 86). Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh chủ trì cuộc họp.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: LCĐT.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường đã báo cáo một số nội dung liên quan. Theo đó, đối với đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn: huyện Văn Bàn đạt khoảng 68% khối lượng Đề án đã được phê duyệt; thành phố Lào Cai đang sửa chữa, hoàn thiện phương án sử dụng đất theo ý kiến thẩm định của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Các huyện Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai, Bảo Thắng đã hoàn thành công tác rà soát, cắm mốc, đang lập phương án sử dụng đất đối với diện tích Ban Quản lý rừng phòng hộ giữ lại quản lý sử dụng; trong đó huyện Si Ma Cai đã lập phương án sử dụng đất nhưng còn sai sót, huyện Bảo Yên đang đề nghị thẩm định nhưng thiếu sản phẩm gửi kèm.

Đối với diện tích đất rừng do UBND cấp xã, cộng đồng dân cư quản lý sử dụng, các huyện Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai, Bảo Thắng đã hoàn thành công tác rà soát, cắm mốc, đang hoàn thiện hồ sơ, tổ chức kiểm tra nghiệm thu.

Trong đó, huyện Văn Bàn đạt khoảng 51% khối lượng Đề án đã được phê duyệt; thị xã Sa Pa đạt khoảng 60% khối lượng Đề án đã được phê duyệt.

Đối với diện tích đất trả về địa phương: các huyện Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai, Bảo Thắng đạt từ 80 - 85% khối lượng Đề án đã được phê duyệt; thị xã Sa Pa đạt khoảng 60% khối lượng Đề án đã được phê duyệt.

Huyện Văn Bàn đã hoàn thành đối với diện tích Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Văn Bàn, đang thực hiện đối với diện tích Ban Quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn. Thành phố Lào Cai đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, chưa hoàn thành việc lập phương án sử dụng đất đối với diện tích này.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện từ ngân sách tỉnh (gồm cả ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh) để thực hiện dự án do UBND các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên, Bát Xát, Bảo Thắng, thị xã Sa Pa làm chủ đầu tư gần 170,5 tỷ đồng. Các địa phương tự cân đối nguồn vốn (thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bảo Thắng, huyện Bát Xát, huyện Văn Bàn) đã bố trí gần 27,3 tỷ đồng để thực hiện Đề án.

Đến ngày 15/4/2025, kinh phí đã thanh toán, tạm ứng của 5 huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát, Bảo Yên gần 111,7 tỷ đồng. Huyện Bảo Thắng, thị xã Sa Pa đã thanh toán, tạm ứng hơn 13,5 tỷ đồng; huyện Văn Bàn, thành phố Lào Cai sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất ngân sách cấp huyện để thực hiện đạt 100% kinh phí đã bố trí.

Quá trình thực hiện Đề án, các địa phương còn gặp một số khó khăn về kinh phí, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; một phần diện tích đất rừng tự nhiên của Ban Quản lý rừng phòng hộ hiện nay bị chồng lấn với đất các hộ gia đình…

Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ kinh phí để hoàn thành Đề án; cho phép phê duyệt phương án sử dụng đất đối với diện tích các Ban Quản lý rừng phòng hộ giữ lại quản lý sử dụng theo tiến độ hoàn thành; ghi nhận hiện trạng sử dụng đất của các bên có liên quan (khoanh lại) để tiếp tục giải quyết trong thời gian tiếp theo; kiểm tra, rà soát thu hồi các giấy chứng nhận đã cấp chưa đảm bảo hồ sơ theo đúng quy định của Luật Đất đai; lập hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận cho cộng đồng…

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị tư vấn tập trung tối đa nhân lực, trang thiết bị máy móc để hoàn thành công trình sản phẩm theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh và Đề án đã được phê duyệt.

Khẩn trương hoàn thành phương án sử dụng đất đối với diện tích Ban Quản lý rừng phòng hộ đề nghị giữ lại quản lý sử dụng. Tổ chức kiểm tra nghiệm thu, lập hồ sơ kiểm tra nghiệm thu công trình sản phẩm theo đúng quy định.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đưa ra ý kiến giải quyết đối với từng khó khăn, vướng mắc, đề xuất của các huyện, thị xã, thành phố tại cuộc họp. Đồng thời yêu cầu các địa phương cần nâng cao chất lượng hồ sơ, đảm bảo đầy đủ gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường thẩm định. 

Về phương án sử dụng đất đối với diện tích Ban Quản lý rừng phòng hộ giữ lại quản lý sử dụng, đơn vị tư vấn nào hoàn thành đầy đủ hồ sơ sẽ trình phê duyệt phương án cho các xã của đơn vị đó, không cần chờ hoàn thành cả huyện mới trình nhằm tránh dồn nhiều hồ sơ vào cùng một thời điểm, gây khó khăn cho việc thẩm định.

Về việc tổng hợp đề xuất hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh giao Sở Tài chính phối hợp với các huyện thực hiện rà soát, báo cáo tỉnh xem xét.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa còn 166 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thanh Hóa còn 166 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

18 Apr, 09:46 PM

Kinhtedothi - Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thanh Hóa sẽ giảm từ 547 đơn vị xuống còn 166 đơn vị hành chính cấp xã. Các đơn vị mới dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ