Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản: Điểm hẹn của du lịch Hà Nội

Kinhtedothi - Sáng 19/3, ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội cho biết, Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản, tiền thân là Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản diễn ra tại Hà Nội sẽ được nâng quy mô tổ chức, với nhiều hoạt động hấp dẫn để trở thành sản phẩm cho du lịch Thủ đô. Đặc biệt, từ năm 2018, mỗi năm Hà Nội sẽ chỉ còn diễn ra một hoạt động trưng bày hoa Anh đào Nhật Bản.
6 tấn hoa anh đào đã về Hà Nội

Dự kiến, Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản 2018 sẽ khai mạc vào ngày 23/3 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Năm nay, lễ hội sẽ trưng bày 50 cây hoa loại to, 10.000 cành hoa Anh đào. Đại diện Công ty AIC – đơn vị tài trợ cho lễ hội cho biết: Từ ngày 17 - 19/3, 6 tấn hoa Anh đào đã được Tổng Công ty Hàng không Việt Nam vận chuyển từ Nhật Bản về Hà Nội để chuẩn bị xây dựng các tiểu cảnh cho lễ hội. Theo lộ trình, đến sáng 23/3, cây và cành hoa Anh đào còn tiếp tục được vận chuyển về Việt Nam. Cây và cành hoa được các đơn vị bảo quản, chăm sóc đặc biệt để thích ứng, đảm bảo độ tươi khi đem ra trưng bày. Ban tổ chức cũng lên phương án dự trù hoa thay thế nếu thời tiết nắng nóng làm hoa Anh đào bị héo.
 Lễ hội hoa Anh đào luôn thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Công Hùng
Bên cạnh việc trưng bày, chiều 23/3 sẽ diễn ra Lễ trao tặng và trồng 200 cây hoa anh đào
ztại Công viên Hòa Bình. Hoa hậu hoa Anh đào lần thứ 27 và Công chúa hoa Anh đào lần thứ 28 của Nhật Bản sẽ đến Việt Nam để tham dự lễ trao tặng này. Đây cũng là năm thứ 3 Hà Nội tiếp nhận và trồng hoa Anh đào tại Công viên Hòa Bình. Theo ông Tô Văn Động, nhiều cây Anh đào được trồng từ các năm trước đã đâm chồi nảy lộc, được các chuyên gia chăm sóc để phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng Việt Nam.

Mỗi năm chỉ có 1 lễ hội

Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản diễn ra tại vườn hoa Lý Thái Tổ từ năm 2016 nhưng đây là lần đầu tiên công chúng Thủ đô được chứng kiến không gian tràn ngập sắc hoa Anh đào thật. Lễ hội diễn ra tại vị trí trung tâm nhất của Thủ đô, hàng nghìn người sẽ được trải nghiệm, chụp ảnh bên hoa miễn phí. Khác hẳn với một vài hoạt động lễ hội hoa Anh đào diễn ra tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ và Hoàng thành Thăng Long trước đó, mang danh lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản nhưng chỉ trưng bày hoa nhựa và các gian hàng kinh doanh ăn uống. Ông Tô Văn cho biết: “Quan điểm của Sở là không ủng hộ những lễ hội hoa Anh đào mang tính thương mại như báo chí phản ánh. Năm nay, Sở VH&TT chỉ cấp phép tổ chức một lễ hội hoa Anh đào tại vườn hoa Lý Thái Tổ”.

Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản sẽ diễn ra từ ngày 23 - 26/3. Lễ khai mạc dự kiến diễn ra trong 90 phút (từ 20 giờ - 21 giờ 30) vào ngày 23/3 tại vườn hoa Lý Thái Tổ, được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Hà Nội.

So với những lần trước, năm nay quy mô tổ chức của Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản được nâng lên. Ngoài việc trưng bày hoa Anh đào, lễ hội còn có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa đặc sắc của hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Tại đây, du khách còn được thưởng thức bầu không khí của lễ hội với các màn múa trống, múa dân gian và võ thuật cổ truyền, nghệ thuật đặc sắc của Nhật Bản - Việt Nam. Không gian triển lãm hoa Anh đào, ẩm thực, trình diễn nghệ thuật truyền thống của 2 nước Nhật – Việt: Múa Yosakoi với sự tham gia của hơn 1.000 sinh viên tại khu vực phố đi bộ Hồ Gươm (phố Đinh Tiên Hoàng); giới thiệu ẩm thực Nhật Bản và Việt Nam tại Cung Thiếu nhi Hà Nội; hát xẩm, ca trù tại khu nhà Bát Giác; tọa đàm trao đổi, hợp tác và xúc tiến đầu tư, du lịch, giao lưu về giáo dục, y tế giữa Hà Nội và Nhật Bản…

Lễ hội giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Hà Nội do UBND TP Hà Nội và Đại sứ quán Nhật Bản chủ trì, phối hợp với Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) tổ chức, nhằm góp phần tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, nét đẹp văn hóa, đất nước và con người Nhật Bản đến với Nhân dân Thủ đô.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

01 Jun, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trở thành sứ mệnh quan trọng, đòi hỏi những chính sách, hành động cụ thể. Luật Thủ đô 2024 được thông qua như một nền tảng pháp lý vững chắc, giúp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô.

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

01 May, 04:57 AM

Kinhtedothi - Sau gần 5 tháng khai trương và đưa vào hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội mang đến những thành quả tích cực trong việc triển khai các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo. Phóng viên Kinh tế & Đô thị có cuộc trao đổi với Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà về thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, thu hút, kết nối các nguồn lực sáng tạo.

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

24 Mar, 06:55 PM

Kinhtedothi - Chiều 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Đôi chuyện Tết xưa

Đôi chuyện Tết xưa

31 Jan, 05:43 AM

Kinhtedothi - Ít năm nay, khi so sánh Tết xưa, Tết nay, người ta hay nói đến những thay đổi trong cái ăn, cái mặc. Thường là nhớ lại những khó khăn, thiếu thốn, những cái Tết thời bao cấp để mà thêm trân trọng những gì có được hôm nay.

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

30 Jan, 12:26 AM

Kinhtedothi - Chuyện ăn Tết tuy không còn rình rang như những năm cũ, nhưng vẫn vui vì sự giản tiện, bình yên trên quê nhà. Người dân Phú Mãn, Hà Nội, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, ăn Tết không tiếng pháo, không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ