Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội Quán Thế Âm: Điểm nhấn văn hóa tâm linh

Kinhtedothi - Ngày 24/3 (tức 19/2 Âm lịch), tại Lễ đài Chùa Quán Thế Âm, TP Đà Nẵng đã diễn ra Lễ hội Quán Thế Âm. Lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo và tâm linh đa dạng, thu hút người dân và du khách trong và ngoài nước tìm về lễ bái.

Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng là một trong những Lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo của đạo Phật, đồng thời là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng rộng lớn, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phục dựng, bảo tồn những giá trị truyền thống, các tập tục cổ truyền tốt đẹp của lễ hội dân gian của đất nước và địa phương gắn với Danh lam Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn - Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đông đảo Phật tử, du khách thập phương về tham dự lễ hội Quán Thế Âm.
Hằng năm, lễ hội được diễn ra vào dịp 19/2 Âm lịch, đây là dịp để phật tử nói riêng và nhân dân nói chung cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn đã được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Từ đó đến nay, được sự quan tâm của Trung ương, TP và quận Ngũ Hành Sơn, Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn ngày càng được quan tâm đầu tư tổ chức quy mô hơn, với nhiều hoạt động phong phú sôi nổi, đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng, lễ bái của đồng bào theo đạo Phật, du khách thập phương và trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch, tâm linh đặc trưng của TP và quận.
Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn không những góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà còn quảng bá hình ảnh du lịch TP Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn đến với du khách trong và ngoài nước..
Năm 2019, Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn diễn ra từ ngày 17/2 đến ngày 19/2 Âm với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tâm linh phong phú đa dạng. Ngoài các nghi lễ Phật giáo truyền thống như: Lễ rước ánh sáng, lễ trai đàn chẩn tế, lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc, lễ rước tượng Quán Thế Âm… thì giao lưu văn hóa Phật giáo với các nước trong khu vực tiếp tục được duy trì tại lễ hội năm nay.
Nổi bật là chương trình giao lưu truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam - Hàn Quốc, như: trình diễn Nghi lễ Nabijum (Di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc), Thiền võ đạo, múa Phật giáo Hàn Quốc…
Đặc biệt, đoàn Phật giáo Hàn Quốc sẽ trao tặng phiên bản Phật Di Lặc - bảo vật quốc gia của Hàn Quốc cho chùa Quán Thế Âm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ