Liệu Sài Gòn FC có thành công với phương án “Nhật hoá”?

Đông Hùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi-Với thể trạng cầu thủ khá giống nhau, bóng đá Việt Nam đã từng có ý định học tập kinh nghiệm làm bóng đá của quốc gia mặt trời mọc này. Nhưng cả ở cấp độ đội tuyển lẫn CLB, các HLV và cầu thủ Nhật Bản đều chưa thành công nên làn sóng người Nhật đến Sài Gòn FC đang khiến giới chuyên môn Việt Nam quan tâm.

Quá khứ buồn
Sự hợp tác với Liên đoàn bóng đá Nhật Bản đã khiến cho HLV Miura Toshiya (1963) có mặt tại đội tuyển quốc gia. Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng lúc đó cho rằng: “Thể trạng của cầu thủ Việt Nam chúng ta cũng có nhiều đặc điểm giống cầu thủ Nhật Bản, thế nên việc sử dụng tư duy người Nhật để xây dựng đội tuyển quốc gia và Olympic quốc gia cũng là hợp lý".

Được sự giới thiệu của chính Giám đốc J-League 1 Nhật bản và bản thân ông thầy Miura Toshiya khẳng định "tôi rất tự tin vào bản thân của mình, bởi ở Nhật Bản chỉ có khoảng 10 huấn luyện viên cầm quân trên 400 trận trong đó có tôi".
 Làn sóng cầu thủ và BHL Sài Gòn mang qốc tịch Nhật bản đã lên đến con số 9. Ảnh CLB

Tháng 5 năm 2014, ông đến Việt Nam làm việc nhưng đầu năm 2016, trước khi hết hợp đồng 2 tháng đã bị sa thải. Giọt nước tràn ly khi các quan chức VFF cho rằng với lối chơi thiên về thể lực, chủ yếu dùng lối đá dài không phù hợp với Việt Nam.
Tại vòng loạt World Cup 2018 khu vực châu Á, HLV Miura Toshiya dẫn dắt  đội tuyển quốc gia với mục tiêu vào đến vòng loại cuối cùng. Nhưng ông và các học trò thuathua 0-1 Thái Lan, thắng 2-1 Đài Bắc, hoà 1-1 Iraq, thua 0-3 Thái Lan và không hoàn thành mục tiêu.

Lối chơi Miura Toshiya ưa thích là phòng ngự chắc chắn, thực dụng và đơn giản, không dùng các cầu thủ ít chịu va chạm và ngại đấu sức, giữ bóng lâu và làm chậm nhịp độ của toàn đội; rèn luyện khả năng chuyển từ phòng ngự sang phản công. Sau này khi trở lại CLB TP.HCM thời Lê Công Vinh làm chủ tịch cũng không trụ lại được lâu. CLB TPHCM và HLV Miura thanh lý hợp đồng trước thời hạn 1 năm, khi V.League 2018 vừa kết thúc.

Là quốc gia có nền bóng đá hàng đầu châu lục nhưng rất ít cầu thủ Nhật Bản chơi bóng tại Việt Nam. Đơn giản là tiền lương của các cầu thù xứ mặt trời mọc khá cao, các CLB V.League lại chuộng các cầu thủ ngoài kỹ thuật cá nhân còn có nền tảng thể lực dồi dào. Với mức tiền lương 12-15 ngàn USD/tháng thì các cầu thủ Brazil luôn là sự ưa thích của các đội bóng Việt Nam.
Tôi làm cho bóng đá Sài Gòn
Nên việc Sài Gòn FC, đã cho ra đi 20 cầu thủ cả nội binh lẫn ngoại binh để mở đường cho “làn sóng Nhật” đến sân Thống Nhất là điều gây ngạc nhiên.Cái cách mà Sài Gòn FC làm bóng đá cũng được coi là độc nhất, vô nhị khi đưa về 4 lão tướng của bóng đá Nhật Bản chuyên nghiệp gồm: Ryutaro Karube, Woo Sang-ho,Daisuke Matsui, Takasaki Horoyuki,.

Ngoài ra họ còn đem về sân Thông nhất một chuyên gia vật lý trị liệu và ba chuyên gia Nhật Bản khác. Vẫn chưa hài lòng khi đa có tới 8 cái tên mang quốc tịch Nhật Bản, Sài Gòn FC lại tạo nên một bất ngờ nữa khi quyết định mời được cựu Giám đốc kỹ thuật LĐBĐ Nhật Bản - Shimoda Masahiro về làm cố vấn cấp cao.
 HLV Vũ Tiến Thành: “Tôi là người Sài Gòn. Tôi làm cho bóng đá Sài Gòn. Vì thế tôi phải làm cho tốt". Ảnh CLB

Trong trận giao hữu gặp CLB thành phố Hồ Chí Minh, đội hình ra sân của Saigon FC ngoài Cao Văn Triền, Nguyễn Nam Anh, Nguyễn Thanh Thụ còn lại là những cầu thủ mới và trẻ. Đó là thủ môn Trần Minh Toàn (mùa trước thi đấu cho Tây Ninh), Nguyễn Đình Nhơn (Khánh Hòa), Trần Anh Thi (Tây Ninh), Lý Trung Hiếu (19 tuổi, PVF), Tẩy Văn Toàn (19 tuổi, PVF), Lê Vương Minh Nhất (20 tuổi), Phạm Văn Luân (21 tuổi, Cần Thơ) và Võ Nguyên Hoàng (18 tuổi, PVF).
Cách đây 5 năm, bầu Đức đã từng thay máu nguyên cả đội hình HAGL và không thành công. Giờ đây với thông điệp của Chủ tịch CLB kiêm HLV Vũ Tiến Thành: “Tôi là người Sài Gòn. Tôi làm cho bóng đá Sài Gòn. Vì thế tôi phải làm cho tốt. Giờ đây, Sài Gòn mới là đội của Sài Gòn một cách thực sự” đã khiến nhiều người lo lắng. Hãy chờ xem!

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần