Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lifsap - trợ lực cho bài toán chợ nông thôn

Kinhtedothi - Chợ nông thôn là bài toán không dễ tìm lời giải đối với nhiều địa phương, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, nhờ nguồn vốn từ Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, rất nhiều địa phương đã giải quyết được bài toán này.
Chợ Quảng Bị được đưa vào sử dụng sẽ góp phần giúp địa phương nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Vừa qua, khu chợ trung tâm xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, đã chính thức hoàn thành những hạng mục cuối cùng trước khi được đưa vào sử dụng. Khu chợ được xây dựng với kết cấu hạ tầng khá khang trang, hiện đại. Nếu như trước đây, khu chợ bị thiếu cầu chợ, các ki-ốt, sạp bán hàng, khu vực để xe, trong khi nền chợ hễ trời mưa là rơi vào tình trạng ứ đọng nước khiến việc đi lại, giao thương của bà con hết sức vất vả; thì đến nay, tất cả những bất cập trên đều đã được giải tỏa.

Việc hoàn thành khu chợ góp phần giải quyết căn bản tình trạng họp chợ ven tỉnh lộ 419 vốn gây nên nhiều vấn đề về an toàn giao thông, trật tự xã hội trên địa bàn trong giai đoạn trước. Chủ tịch UBND xã Quảng Bị Vũ Văn Mạnh cho biết, để cải tạo, nâng cấp khu chợ, địa phương đã được Ban Quản lý dự án Lifsap (Sở NN&PTNT Hà Nội) hỗ trợ khoảng 3,2 tỷ đồng để xây dựng. Cùng với khoản hỗ trợ trên, địa phương đã chủ động bố trí ngân sách đầu tư công để cải tạo, nâng cấp khu vực để xe và một phần nền chợ chống úng ngập vào mùa mưa. Đến nay, khu chợ đã được nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thương của bà con.

Phó Trưởng ban quản lý dự án Lifsap Đỗ Quang Phấn cho biết, chợ Quảng Bị chỉ là một trong tổng số 36 chợ nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ kinh phí cải tạo, nâng cấp từ năm 2010 đến nay. Điều này đồng nghĩa, ít nhất 36 xã đã giải quyết được bài toán chợ nông thôn - một trong những tiêu chí không dễ trong xây dựng nông thôn mới. “Trong thời gian tới, dự án sẽ tập trung tăng cường công tác vận hành, quản lý chợ, đảm bảo mục tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng cường kết nối giao thương…” - ông Phấn thông tin thêm.

Nhờ nguồn hỗ trợ của dự án Lifsap, người dân không chỉ ở xã Quảng Bị, mà nhiều địa phương khác trên địa bàn Hà Nội đã có được một địa điểm giao thương bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. "Những “khu chợ Lifsap” đã mang tới một địa điểm kinh doanh được trang bị những điều kiện tốt nhất cả về hạ tầng lẫn quản lý, từ đó, giúp bà con tiểu thương nâng cao thu nhập. Điều này giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn vấn đề an toàn thực phẩm đang rất nóng hiện nay" - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng nhận định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ