Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lộ trình tinh giản biên chế sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

Kinhtedothi- Đề án sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang để thành lập tỉnh Bắc Ninh mới vừa được trình Chính phủ. Theo lộ trình, tỉnh Bắc Ninh mới sẽ tinh giản 1.280 biên chế trong 5 năm nhằm bảo đảm bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Ngày 28/4 vừa qua, Đề án sắp xếp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang để thành lập tỉnh mới mang tên Bắc Ninh đã được trình Chính phủ, sớm hơn thời hạn quy định. Đây là bước đi trọng yếu trong công tác tổ chức bộ máy hành chính cấp tỉnh, nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao của người dân hai địa phương.

Theo nội dung Đề án, sau khi sáp nhập, tỉnh Bắc Ninh (mới) sẽ có trung tâm hành chính đặt tại thành phố Bắc Giang, bao gồm 99 xã, phường với quy mô dân số hơn 3,6 triệu người.

Ảnh minh họa

Nhằm bảo đảm tính hiệu quả, tinh gọn bộ máy sau sắp xếp, Đề án đặt mục tiêu tinh giản 20% số lượng biên chế hiện tại, tương đương 1.280 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị. Lộ trình tinh giản được thực hiện trong 60 tháng theo chỉ đạo từ Trung ương.

Cụ thể, việc tinh giản sẽ được triển khai qua hình thức khuyến khích tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, với chính sách hỗ trợ theo Nghị định 178/2019/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP.

Kế hoạch cụ thể như sau: năm 2025 dự kiến có 651 người nghỉ; năm 2026: 214 người; năm 2027: 127 người; năm 2028: 162 người; năm 2029: 216 người.

Tổng cộng, đến năm 2029 sẽ có 468 người trong độ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành.

Thực tế thời gian qua, nhiều cán bộ tại Bắc Giang đã chủ động xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp bộ máy tổ chức. Điển hình là ông Lê Tuấn Phú, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang, người đã nhận quyết định và chính thức nghỉ hưu từ ngày 1/5 sau khi có đơn tự nguyện nghỉ trước tuổi. Cùng đợt này, ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang cũng có quyết định tương tự.

Đề án hợp nhất tỉnh và lộ trình tinh giản biên chế thể hiện quyết tâm chính trị lớn trong việc đổi mới hệ thống hành chính công. Việc sắp xếp không chỉ nhằm giảm đầu mối tổ chức mà còn hướng tới hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng.

Việc lựa chọn cán bộ kế nhiệm cũng được đặc biệt chú trọng, đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những điểm "đặc biệt" về sáp nhập xã ở Quảng Ngãi

Những điểm "đặc biệt" về sáp nhập xã ở Quảng Ngãi

19 Apr, 05:32 PM

Kinhtedothi- Trong 170 xã, phường sắp xếp đơn vị hành chính của Quảng Ngãi, chỉ  duy nhất xã Ba Xa (huyện Ba Tơ) không sáp nhập, hợp nhất vào bất kỳ xã nào. Cũng tại huyện Ba Tơ, sẽ thành lập một xã mới mang tên bác sĩ- liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ