Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lựa chọn công trình có nguy cơ cháy nổ cao để tập trung khắc phục trước

Kinhtedothi - Chiều nay (23/8), đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND TP đã làm việc với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố Hà Nội (CS PCCC TP) cùng một số sở, ngành liên quan về việc thực hiện Nghị quyết 05 ngày 4/7/2017 của HĐND TP quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Hà Nội, được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực.
Tới dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu.
 Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi làm việc

Theo CS PCCC TP, cơ quan này đã tổng hợp báo cáo UBND TP phê duyệt danh sách 1.147 cơ sở tại TP không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước thời điểm Luật PCCC số 27 có hiệu lực, cần áp dụng các biện pháp khắc phục. Trong đó, nhiều nhất là nhà chung cư, nhà tập thể, nhà cho thuê để ở; tập trung nhiều nhất ở quận Thanh Xuân với 143 cơ sở. Từ thực tế thực hiện NQ, CS PCCC TP đề nghị HĐND TP chỉ đạo HĐND cấp huyện tăng kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện NQ và đưa vào chương trình giám sát thường kỳ; UBND TP chỉ đạo các sở chuyên ngành và UBND cấp huyện khẩn trương hoàn thành rà soát, phân loại, tổng hợp loại hình tổ chức, đơn vị và nguồn kinh phí gửi sở chuyên ngành tham mưu UBND TP bố trí ngân sách thực hiện.

Tại đây, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam kiến nghị UBND TP chỉ đạo các đơn vị, địa phương yêu cầu các loại hình văn phòng, khách sạn trang bị bổ sung ngay hệ thống báo cháy, bình chữa cháy; các tầng tòa nhà khi cải tạo cần có đơn vị tư vấn cụ thể. Với các khu tập thể (KTT), UBND TP cần chỉ đạo các UBND, Công an quận, Phòng CS PCCC phối hợp chỉ đạo giải tỏa ngay toàn bộ bãi xe, nhà… lấn chiếm phạm vi lối thoát nạn; các hộ dân trang bị ngay bình bọt chữa cháy; lồng cọp phải được cắt một ô làm cửa thoát nạn, trong đó lập biên bản cưỡng chế nếu các hộ không thực hiện.
 Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại buổi làm việc
Thay mặt lãnh đạo UBND TP, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu đánh giá: Từ khi có NQ 05 đã làm chuyển biến rất mạnh từ nhận thức đến hành động của mọi cấp, ngành TP, dù Hà Nội là địa bàn rất phức tạp với trên 10 triệu dân. Tuy nhiên, cần nhìn nhận từ đầu năm đến nay vẫn xảy ra hơn 500 vụ cháy tại TP, nên tới đây Sở Xây dựng cần phát huy cao hơn vai trò cơ quan quản lý các loại hình nhà trên địa bàn TP, cần thống kê lại. Các sở, ngành liên quan cũng cần quyết liệt hơn trong thực hiện Kế hoạch 183 ngày 7/8/2017 của UBND TP về triển khai thực hiện NQ 05.

“Những hạng mục ảnh hưởng đến thiết kế, kết cấu khu tập thể cũ thì Sở xây dựng, CS PC&CC TP báo cáo Bộ Xây dựng xem xét; các yếu tố khác như trang bị hệ thống báo cháy, bình bọt tại chợ, KTT cũ… thì các sở, ngành, quận, huyện phải chủ động tham mưu cho TP, đề nghị cơ sở thực hiện. Cần phân loại, phân kỳ, có lộ trình từng bước để xử lý dần các tồn tại, nhưng quan trọng là Sở Tài chính phải chủ động tham mưu đề xuất TP về kinh phí chi cho dự phòng cấp bách như thiên tai, PCCC…”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP nêu rõ.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cũng khẳng định: Với hơn 1.100 công trình có những tồn tại rất lâu về PCCC cần khắc phục, đây là nội dung công việc rất quan trọng mà cả hệ thống chính trị của TP cần quyết tâm cao để thực hiện. Việc thực hiện Kế hoạch 183 có nhiều phần việc còn chậm, nên các sở, ngành, quận huyện cần khẩn trương rà soát, đẩy nhanh tiến độ. Trong quá trình kiểm tra, các cơ quan chức năng cần chỉ rõ ngay đơn vị nào làm tốt, đơn vị nào chưa tốt.

Đặc biệt, CS PCCC TP cần tham mưu cho UBND TP lựa chọn những công trình trọng yếu có nguy cơ cao, nghiêm trọng về PCCC thì phải tập trung làm trước; song song với tăng cường tuyên truyền. Bên cạnh đó, Ban Pháp chế HĐND TP cần tính toán cách thức xử lý với một số đơn vị cố tình chây ỳ; tham mưu HĐND TP đưa nội dung PCCC vào các phiên giải trình, chất vấn để nâng cao trách nhiệm, tạo chuyển biến mạnh tại cơ sở. Riêng với kiến nghị về bố trí ngân sách, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP nhấn mạnh: Để giải quyết những vấn đề cấp bách như thiên tai, hỏa hoạn, TP không thể để thiếu kinh phí thực hiện.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ