Lượng kháng sinh dùng trong chăn nuôi sẽ tăng gần gấp đôi
Kinhtedothi - Theo đại diện của tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp (FAO), trong 10 năm tới, lượng kháng sinh dùng trong chăn nuôi dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi, đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm từ dân số ngày càng gia tăng.
Chiều 25/11, Bộ Y tế đã tổ chức buổi họp báo sử dụng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta.
Hưởng ứng Tuần lễ nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc từ ngày 18-24/11, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT cùng các đối tác như tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc cam kết phối hợp, chấm dứt việc sử dụng kháng sinh sai và lạm dụng kháng sinh từ các bệnh viện (BV), khu chăn nuôi và tại các hộ gia đình. Họ tham gia cùng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, kêu gọi các ngành, lĩnh vực và người dân cùng hành động để duy trì hiệu quả của kháng sinh.
TS Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: "Chúng ta đang hành động để giải quyết tình trạng kháng thuốc (AMR). Chúng tôi đưa ra một bộ hướng dẫn mới hướng dẫn các BV để họ biết phải làm gì trong quản lý việc sử dụng kháng sinh. Chúng tôi cũng rà soát số liệu về nhiễm trùng kháng thuốc và tiêu thụ kháng sinh để xây dựng chính sách để quản lý, ngăn chặn tình trạng kháng thuốc".
Kế hoạch hành động Quốc gia về kháng thuốc của Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm nay, là đường hướng tiếp theo cho Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT chuẩn bị cho xây dựng Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2021 - 2030. WHO, FAO và các đối tác khác đã sẵn sàng hỗ trợ chính phủ Việt Nam cho nỗ lực này.
"Một trong những ưu tiên của WHO là tiếp tục hỗ trợ xây dựng năng lực quốc gia cho hệ thống giám sát và tiêu thụ kháng sinh. Những số liệu này cần phải có sớm nhất để hỗ trợ xây dựng chính sách về sử dụng kháng sinh trong BV, cộng đồng nhằm quản lý đại dịch kháng thuốc"-TS Kidong Park-Trưởng đại diện văn phòng WHO tại Việt Nam cho hay.
Theo đại diện văn phòng FAO, trong 10 năm tới, lượng kháng sinh dùng trong chăn nuôi dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi, đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm từ dân số ngày càng gia tăng. Do vậy, ngành lương thực và nông nghiệp, có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc lây lan. Dọc theo từng khâu trong chuỗi thực phẩm, các biện pháp cần được thực hiện đảm bảo kháng sinh được sử dụng thận trọng sử dụng và có trách nhiệm, vì vậy có thể làm chậm lại sự phát triển và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc.
Được ca ngợi như một điều kỳ diệu trong y học hiện đại, thuốc kháng sinh đã thay đổi cuộc chơi trong việc đánh bại các vi khuẩn nguy hiểm giúp nhiều trẻ em sống sót hơn và tuổi thọ của người lớn được kéo dài. Nhưng bức tranh đó đang thay đổi đáng kể. Nhiều năm lạm dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh của con người cũng như đối với động vật, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xây dựng sức đề kháng với thuốc kháng sinh, khiến chúng hầu như không hiệu quả.
Thông đỉệp chính của tổ chức FAO về vỉệc sử dụng thuốc kháng sinh một cách thận trọng và hiệu quả. Đó là
Việc sử dụng kháng sinh sai và lạm dụng trong chăn nuôi góp phần gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Các bằng chứng khoa học cho thấy có sự đan xen giữa các quần thể vi khuẩn kháng thuốc ở động vật và người, tuy nhiên, gánh nặng cụ thể/chính xác liên quan tới sức khỏe con người do việc sử dụng kháng sinh sai ở động vật vẫn chưa được xác định.
Kháng kháng sinh (AMR) đe dọa hiệu quả điều trị trong y tế cũng như thú y, gây ảnh hưởng xấu tới phúc lợi động vật, lợi nhuận của ngành chăn nuôi và sự an toàn của các sản phẩm động vật.
Một thành phần quan trọng trong việc giảm thiểu kháng kháng sinh trong ngành chăn nuôi là giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh bằng cách sử dụng kháng sinh hợp lý và thận trọng với chỉ dẫn chuyên môn.
Có thể chăn nuôi năng suất đồng thời tạo ra sản phẩm động vật an toàn bằng cách kết hợp tăng cường áp dụng các biện pháp phòng bệnh thay vì chỉ lệ thuộc/sử dụng kháng sinh với việc sử dụng kháng sinh trị bệnh thận trọng và hợp lý theo chỉ dẫn chuyên môn.
Các biện pháp phòng bệnh khác bao gồm: Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi và đảm bảo phúc lợi động vật như vệ sinh chuồng trại, cung cấp đủ dinh dưỡng và nguồn nước sạch. Đảm bảo an toàn sinh học bên ngoài và bên trong khu nuôi. Thực hiện tiêm phòng hiệu quả và phù hợp.
Sử dụng thuốc kháng sinh một cách thận trọng và hiệu quả gồm: Chấm dứt sử dụng kháng sinh để kích thích tăng trưởng cho động vạt và không sử dụng kháng sinh phòng bệnh. Tránh sử dụng các chất kháng khuẩn cực kỳ quan trọng ưu tiên cao nhất đang được dùng làm thuốc chữa bệnh cho người để dùng cho động vật, tuân thủ danh sách các chất kháng khuẩn quan trọng trong thú y. Chỉ sử dụng kháng sinh dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh của bác sĩ thú y hoặc chuyên gia thú y và chỉ theo chỉ định được phép. Cố gắng điều trị theo cá thể vật nuôi với liều lượng, thời gian chính xác và tránh sử dụng kháng sinh để điều trị theo nhóm, trừ đàn gia cầm, nhất là qua thức ăn. Chỉ sử dụng dược phẩm đảm bảo chất lượng và luôn hỏi ý kiến chuyên gia thú y trước khi sử dụng. Xử lý thuốc kháng sinh không sử dụng và hết hạn sử dụng đúng cách. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Huyện Gia Lâm khen thưởng đột xuất 1 học sinh trường THPT Dương Xá
Kinhtedothi - Sáng 18/1, Phòng Nội vụ huyện Gia Lâm phối hợp với UBND xã Dương Xá tổ chức khen thưởng đột xuất em Phạ...XEM THÊM -
Tết An Bình 2021 “phủ xanh” vùng biên giới huyện Tây Giang, Quảng Nam
Kinhtedothi - Vào ngày 16/01/2021, hành trình Tết An Bình 2021: “Xanh An Bình – Xanh Việt Nam” do Ngân hàng TMCP An B...XEM THÊM -
Thành đoàn Hà Nội tặng quà Tết thiếu nhi huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình
Kinhtedothi - Trong 2 ngày 16,17/01, đoàn công tác của Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ...XEM THÊM -
Bến Tre: Khánh thành 200 giếng nước do Novaland tài trợ
Kinhtedothi - Ngày 16/01/2021, Tập đoàn Novaland khánh thành 200 giếng nước tại 2 huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến ...XEM THÊM -
Bài học đắt giá về tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm
Kinhtedothi - Trong quá trình trường THPT Đông Anh (huyện Đông Anh, Hà Nội) tổ chức cho học sinh (HS) đi trải nghiệm ...XEM THÊM -
Chăm lo Tết đầm ấm, thiết thực cho công nhân lao động
Kinhtedothi - Dịch Covid-19 đã tác động lớn tới hoạt động của các đơn vị, DN, dẫn tới thu nhập, đời sống của công nhâ...XEM THÊM
-
Ban Chấp hành Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm thông qua 6 Chương trình công tác
Kinhtedothi - Sáng 18/1, Ban chấp hành Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị lần thứ 8, nhiệm kỳ 2020-2025.18-01-2021 09:47
-
Thông báo xét tuyển viên chức vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc và Quy hoạch đô thị, nông thôn
Kinhtedothi - Thông báo xét tuyển viên chức vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc và Quy hoạch đô thị, nông thôn thuộc Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội năm 202018-01-2021 09:10
-
Hoa Tây Tựu, đào Nhật Tân sẵn sàng xuống phố
Kinhtedothi - Chỉ còn hơn 20 ngày nữa đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Tại các vườn hoa tươi ở Tây Tựu (Nam Từ Liêm), đào Nhật Tân (Tây Hồ), các chủ vườn bắt đầu rậm rịch chuẩn bị những công đoạn t...18-01-2021 08:36
-
Tử vi hôm nay 18/1 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình sẽ nhận được niềm vui lớn
Kinhtedothi - Xem tử vi hôm nay - Thứ Hai ngày 18/1/2021 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình sẽ nhận được một niềm vui cực kỳ lớn và niềm vui này sẽ còn kéo dài tới cả tuần sau nữa đó.18-01-2021 06:10
-
103 hộ dân bị sập nhà do bão lũ được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở
Kinhtedtohi - 103 hộ gia đình ở Quảng Ngãi được hỗ trợ 140 triệu đồng/hộ để xây dựng lại nhà ở.17-01-2021 21:26
- Hà Nội dẫn đầu cả nước về số giải thưởng kỳ thi HSG quốc gia năm học 2020 – 2021
- Thủ tướng chỉ thị tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
- Hà Nội: Trang trí pano, áp-phích ở các tuyến phố chào mừng Đại hội Đảng lần thứ XIII
- Thành tích kinh tế Việt Nam giữa đại dịch ngập tràn báo chí quốc tế
- Chất lượng không khí Hà Nội đã cải thiện sau nhiều ngày ô nhiễm
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
- Tiến sĩ Ngô Viết Nam Sơn: Phát triển TP Thủ Đức là một thách thức cực lớn, cần được chuẩn bị bài bản
- Nhà Panorama Mã Pí Lèng: Cải tạo không tuân thủ quy định
- Sóng Viettel tắc bụp giữa lòng Hà Nội