Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mãi lộ trong Cảnh sát giao thông, chế tài xử lý rất nghiêm khắc

Hà My
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 4/6, Bộ trưởng Tô Lâm tiếp tục đăng đàn trả lời các câu hỏi và tranh luận của đại biểu. Cùng trả lời là Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

 Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.
Bộ trưởng Tô Lâm trong phiên làm việc buổi chiều có 10 phút trả lời, sau đó Phó thủ tướng Trương Hòa Bình có 7 phút để báo cáo vấn đề 2 đại biểu hỏi.
Kiên quyết xử lý sai phạm nội bộ
Trả lời câu hỏi của đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn Thanh Hóa) về việc công an cấu kết, điều hành băng nhóm xã hội đen, Bộ trưởng Tô Lâm nói quan điểm chung của Bộ Công an là rất kiên quyết xử lý sai phạm trong nội bộ, không có vùng cấm, không bao che bất kỳ trường hợp nào. Trên thực tế, Bộ đã xử lý nhiều cán bộ, kể cả cấp cao có liên quan.
 Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Đối với thông tin cán bộ công an liên quan điều hành băng nhóm tội phạm, nếu có, Bộ trưởng Công an khẳng định sẽ can thiệp. Bộ Công an đã có rất nhiều giải pháp kiểm tra, giám sát, luân chuyển địa bàn, lắng nghe ý kiến nhân dân để phòng ngừa hoạt động này.
"Chúng tôi sẽ chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ làm việc trực tiếp với đại biểu để nắm thêm thông tin về vấn đề đang diễn ra ở đâu đó, đấu tranh xử lý nghiêm theo quy định”, ông Lâm cam kết.
 Đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn Thanh Hóa).
Liên quan tỷ lệ phần trăm người nghiện ở hai độ tuổi, ông Lâm cho biết đây là kết quả điều tra, khảo sát và thống kê trên thực tế.
Bộ trưởng cũng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu để có đánh giá sâu hơn và sẽ có văn bản gửi đại biểu trao đổi về việc này.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Đặng Thuần Phong về tăng nguồn lực cho phòng, chống ma túy, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết đã có báo cáo đề xuất với Chính phủ những đề án này nhưng do điều kiện kinh tế của đất nước, nhiều cái chưa thể đáp ứng được.
Tư lệnh ngành Công an khẳng định: “Chúng tôi sẽ rà soát, đánh giá, tham mưu Chính phủ đề án tổng thể tăng cường nguồn lực cho đấu tranh phòng chống ma túy”.
 Đại biểu Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị)
Về câu hỏi của đại biểu Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị), Bộ trưởng Công an nói đã đưa ra nhiều giải pháp và đây cũng chính là cam kết trong phòng, chống loại tội phạm này. Ông tin cùng với sự tham gia của các cấp, các ngành thì chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu về phòng, chống ma túy.
Không hạn chế quyền của luật sư
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lân Hiếu về tội phạm kinh tế, Bộ trưởng Công an nhận định đây là vấn đề đáng lo ngại. 5 tháng đầu năm 2019, công an phát hiện hơn 8.000 vụ án liên quan tội phạm kinh tế, tội phạm tham nhũng phát hiện 121 vụ. Nhưng đáng nói các vụ án này thường liên quan đến ngân hàng, tài chính, đất đai, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.
 Đại biểu Lân Hiếu.
Tội phạm buôn bán hàng lậu, hàng giả cũng gây thiệt hại nhiều cho kinh tế Nhà nước. Tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài có chiều hướng gia tăng.
Về câu hỏi của đại biểu Trương Trọng Nghĩa về quyền bào chưa của luật sư cho bị can, bị cáo và ngăn chặn mãi lộ của Cảnh sát Giao thông, Bộ trưởng Công an khẳng định quan điểm thực hiện nghiêm quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra, tôn trọng việc để luật sư tham gia bảo vệ cho bị can, bị cáo.
Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định: “Bộ Công an không có bất kỳ chỉ đạo nào hạn chế quyền của luật sư trong các vụ việc”.
Về tranh luận của đại biểu Nguyễn Chiến, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định quyền hoạt động của luật sư được Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật luật sư đã ban hành, đó là điều không phải bàn nữa, tránh sự trùng lặp của các quy định.
Mãi lộ trong CSGT, chế tài xử lý rất nghiêm khắc
Về nội dung liên quan hoạt động mãi lộ của Cảnh sát gioa thông, đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh mọi trường hợp vi phạm của Cảnh sát giao thông phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, xử lý cán bộ vi phạm và trách nhiệm liên đới của lãnh đạo, chỉ huy.
Bộ trưởng cho biết hiện nay chế tài xử lý lực lượng rất nghiêm khắc, thậm chí xử lý hình sự, tước quân tịch, đưa ra khỏi lực lượng Công an Nhân dân.
Bộ cũng chỉ đạo nhiều biện pháp ngăn chặn như tăng cường giáo dục tư tưởng, tăng cường công nghệ để Cảnh sát Giao thông ít tiếp xúc với người vi phạm, đồng thời ban hành các quy định chặt chẽ về chức năng nhiệm vụ, quy trình công tác, thường xuyên thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh vi phạm.
Kỳ thi cần có sự giám sát của toàn xã hội
 Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội)
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) về những giải pháp căn cơ xử lý dứt điểm vụ việc gian lận điểm thi, không để tình trạng này tái diễn, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết các cơ quan, ban, ngành nhà trường cần phối hợp để củng cố xây dựng nền tảng đạo đức xã hội ngay từ trong nhà trường cho các em.
Thứ hai, Phó thủ tướng nhấn mạnh cần nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý Nhà nước nhất là các đơn vị trong ngành giáo dục. Cuối cùng, ông nhấn mạnh Chính phủ, Bộ GD&ĐT phải củng cố siết chặt các quy định, quy chế trong thi cử, tránh những sự việc đáng tiếc như vừa rồi xảy ra.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh các kỳ thi quan trọng như THPT quốc gia cần phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan, có sự phội hợp của các bộ, ngành và đặc biệt là có sự giám sát của toàn xã hội.