Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mạnh tay với “cát tặc”

Kinhtedothi - Trước tình trạng khai thác cát trái phép ngày càng phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn. Nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này, cơ quan chức năng cần sớm nâng chế tài xử phạt mới đủ sức răn đe; kể cả việc phải đưa ra xử lý vài vụ điển hình làm điểm.
 Công an huyện Ba Vì bắt giữ tàu thuyền khai thác cát trái phép.
Trong một cuộc họp gần đây liên quan đến vi phạm trong hoạt động khai thác cát trái phép, hầu hết lãnh đạo các địa phương cho rằng, hiện nay, quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ, chế tài xử lý còn nhẹ, khó xử lý hình sự nên chưa đảm bảo tính răn đe. Thậm chí, có những vụ vi phạm do pháp nhân thực hiện nhưng lại xử phạt cá nhân. Tuy nhiên, có một nguyên nhân không nhỏ khiến tình trạng này gia tăng trong thời gian qua được chỉ rõ đó là do cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa làm hết trách nhiệm, có biểu hiện buông lỏng quản lý, thậm chí dung túng cho hành vi vi phạm.
Nhằm ngăn chặn có hiệu quả nạn "cát tặc", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Trong đó, mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và những vi phạm trong hoạt động khai thác cát sỏi trái phép tại các địa phương từ ngày 1/5 - 31/7/2019. Trong đó yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên.
Địa phương, ngành nào để xảy ra tình trạng khai thác hoặc để tình trạng lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, sỏi trái phép và thành lập bến, bãi tập kết cát, sỏi trái phép diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng phải tổ chức kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu. Bộ Công an, Bộ TN&MT nghiên cứu đề xuất bổ sung chế tài, quy chế xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân theo hướng tăng mức xử phạt đối với hành vi khai thác cát, sỏi trái phép...
Với Hà Nội, thời gian qua, nạn khai thác cát trái phép cũng diễn biến rất phức tạp, đặc biệt tại địa bàn giáp ranh như huyện Phúc Thọ. Người dân thuộc địa bàn có các con sông Hồng, sông Đuống... chảy qua rất bức xúc trước nạn "cát tặc", và đã kiến nghị nhiều lần trong các buổi tiếp xúc cử tri. Bởi hệ lụy của nó rất lớn, gây thất thoát tài nguyên, gây sạt lở vùng bờ, phá vỡ khả năng bồi đắp theo dòng chảy tự nhiên... ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển canh nông và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
Lãnh đạo TP Hà Nội đã nêu rõ quyết tâm ngăn chặn tình trạng này, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan công an trong việc xử lý. Công an TP chủ trì, phối hợp với các sở, UBND các quận, huyện, thị xã mở đợt cao điểm xử lý các vi phạm về khai thác cát trái phép trên các tuyến sông; thành lập các tổ công tác liên ngành, duy trì hoạt động thường xuyên trong thời gian tới.
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả rõ rệt, mang tính bền vững, cơ quan chức năng cần sớm sửa đổi tăng khung xử lý các hành vi vi phạm khai thác cát; nơi nào còn để xảy ra "điểm nóng" xử lý trách nhiệm người đứng đầu, công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Đã quyết liệt rồi, càng phải làm mạnh để làm gương, tạo sức răn đe, vì lợi nhuận từ khai thác cát trái phép rất lớn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

03 Jul, 09:25 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ