Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mất an toàn lao động tại các làng nghề

Kinhtedothi - Làng nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng đối với lao động nông thôn. Tuy nhiên tại khu vực này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ), trong khi đó cả chủ cơ sở và người lao động đều thờ ơ với việc này.
 Lao động làm việc tại làng nghề mộc Phúc Trạch, Thường Tín.
Hà Nội hiện có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó có gần 300 làng nghề truyền thống được công nhận. Việc phát triển làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động nông thôn. Tuy nhiên bên cạnh các lợi ích mang lại, các làng nghề hiện nay cũng phải đối diện với rất nhiều nguy cơ như mất ATVSLĐ, ô nhiễm môi trường và cháy nổ. Trong khi lực lượng lao động của làng nghề khá đa dạng, không phân biệt tuổi tác, trình độ,… song đa số đều thiếu những kiến thức cơ bản về ATLĐ. Ngoài ra, môi trường lao động thủ công, thiếu chuyên nghiệp, chủ lao động chỉ đặt mục tiêu tăng lợi nhuận chứ chưa chú ý đầu tư cải thiện môi trường làm việc… là nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn đáng tiếc.
Đơn cử tại làng nghề sản xuất kim khí Thanh Thùy, Thanh Oai, hiện có trên 2.000 cơ sở kinh doanh, trong đó có trên 300 cơ sở có quy mô lớn, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên, hàng ngày phải làm việc trong môi trường bụi bặm, tiếng ồn inh tai nhức óc, cộng với các máy móc đột, dập liên hồi, chỉ cần lơ là, sơ sẩy một chút là tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo chia sẻ của những lao động làm việc tại đây, chuyện bị máy cắt vài đốt ngón tay, dị vật bay vào mắt, thậm chí vỡ quai hàm… xảy ra là chuyện thường ngày. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đức Tuế thừa nhận, mặt trái của làng nghề hiện nay là tình trạng mất ATLĐ và ô nhiễm môi trường, trung bình mỗi năm làng nghề xảy ra trên dưới 100 vụ tai nạn nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, việc thiếu kiến thức về ATLĐ và chủ quan của người lao động cũng là một trong những nguyên nhân của tai nạn xảy ra. Trong môi trường độc hại, nhiều lao động vẫn chủ quan không sử dụng đồ bảo hộ, hoặc nếu có cũng vẫn sơ sài. Thậm chí, nhiều người thợ khi được trang bị bảo hộ lao động còn không dùng đến.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ