Mô hình đại học đa lĩnh vực: Nhiều thế mạnh
Kinhtedothi - Mô hình đại học (ĐH) nằm trong ĐH là giải pháp tình thế, không phát huy được thế mạnh. Vì thế, GS Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ mô hình này và thay bằng trường ĐH đa ngành.
Thưa ông, ĐH nằm trong ĐH đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm, bởi trên thế giới không nước nào có mô hình này. Ông có quan điểm gì?
- Trước tiên, phải nói đến nguồn gốc của mô hình “ĐH trong ĐH” từ khi thành lập đã có vấn đề. Lúc đó, vì muốn có các ĐH mạnh, Thủ tướng Võ Văn Kiện đề nghị Bộ GD&ĐT cho ý kiến và được đề xuất mô hình ĐH đa lĩnh vực đang được phổ biến trên thế giới. Theo quan niệm của các nước tiên tiến, chương trình đào tạo của ĐH đa lĩnh vực gồm có hai phần, phần một giáo dục đại cương hay còn gọi khai phóng; phần hai giáo dục chuyên nghiệp. Nội dung giáo dục khai phóng rất rộng, bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, nghệ thuật và để làm tốt nội dung này thì phải là ĐH đa lĩnh vực. Còn ĐH đơn lĩnh vực hoặc đơn ngành sẽ không đủ chuyên gia giỏi để đào tạo.
Ưu thế thứ hai của ĐH đa lĩnh vực là nghiên cứu khoa học (NCKH). Hiện nay, đề tài NCKH không bao giờ thực hiện trong diện hẹp mà liên ngành. ĐH đa lĩnh vực có sức mạnh của nhiều ngành nghề cho nên khi NCKH thì chất liên ngành sẽ hỗ trợ rất tốt. Đó là chưa nói tới chức năng thứ ba phục vụ xã hội thì tính liên ngành giúp tạo ra những chương trình rất tốt.
Biện pháp tình thế sáp nhập các trường ĐH đơn ngành, đơn lĩnh vực với nhau thành ĐH đã bộc lộ những bất cập gì, thưa ông?
- ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cũng có nhược điểm nhưng có cơ chế trực thuộc Chính phủ nên tồn tại và phát triển được. Nhưng 3 ĐH (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng) thì có vấn đề rất lớn. Từng trường thành viên là đơn ngành nên không đủ sức mạnh cho ĐH vùng. Cộng với việc các trường ĐH liên kết với nhau rất lỏng lẻo, chịu sự quản lý của ĐH cấp trên. Chính vì nhược điểm đó, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới đã có văn bản góp ý cho Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, đề nghị thay đổi mô hình ĐH quốc gia vì không giống trên thế giới. Cũng bởi không thích thú với mô hình ĐH hai cấp gồm các trường đơn ngành, đơn lĩnh vực, vừa qua, tại một hội thảo quốc gia về giáo dục ĐH, nguyên Giám đốc ĐH Thái Nguyên đề nghị giải tán mô hình này. Hiệu trưởng một trường thành viên của ĐH Huế cũng mong muốn ra khỏi ĐH này.
Ông có góp ý gì cho mô hình ĐH trong tương lai?
- Tôi nghĩ nên trở về mô hình phổ biến của thế giới, đó là ĐH đa lĩnh vực - University. Chúng ta hãy bỏ mô hình ĐH hai cấp và tổ chức thành các ĐH đa lĩnh vực trọn vẹn. Nếu hai ĐH quốc gia (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) quá lớn, thì cho một số trường thành viên tách ra tổ chức thành trường ĐH đa lĩnh vực liên kết, gắn kết với nhau. 3 ĐH vùng (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng) cũng nên làm như vậy.
Tôi không nghĩ rằng trường ĐH đa lĩnh vực sẽ có các ngành giống nhau và chồng chéo. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các trường ĐH đơn ngành rất khó sống. Thực tế, trước kia một số trường ĐH đơn ngành như: ĐH Sư phạm Hải Phòng, Sư phạm Vinh, Sư phạm Quy Nhơn chỉ đào tạo giáo viên nhưng khó tồn tại trong cơ chế thị trường nên đã tìm mọi cách đổi tên trường để có cơ hội phát triển rộng hơn, đào tạo đa lĩnh vực. Chúng ta đừng lo việc các trường có nhiều ngành đào tạo giống nhau, đây là điều hiển nhiên và tạo cơ hội để cạnh tranh, phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Ưu thế thứ hai của ĐH đa lĩnh vực là nghiên cứu khoa học (NCKH). Hiện nay, đề tài NCKH không bao giờ thực hiện trong diện hẹp mà liên ngành. ĐH đa lĩnh vực có sức mạnh của nhiều ngành nghề cho nên khi NCKH thì chất liên ngành sẽ hỗ trợ rất tốt. Đó là chưa nói tới chức năng thứ ba phục vụ xã hội thì tính liên ngành giúp tạo ra những chương trình rất tốt.
Biện pháp tình thế sáp nhập các trường ĐH đơn ngành, đơn lĩnh vực với nhau thành ĐH đã bộc lộ những bất cập gì, thưa ông?
- ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cũng có nhược điểm nhưng có cơ chế trực thuộc Chính phủ nên tồn tại và phát triển được. Nhưng 3 ĐH (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng) thì có vấn đề rất lớn. Từng trường thành viên là đơn ngành nên không đủ sức mạnh cho ĐH vùng. Cộng với việc các trường ĐH liên kết với nhau rất lỏng lẻo, chịu sự quản lý của ĐH cấp trên. Chính vì nhược điểm đó, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới đã có văn bản góp ý cho Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, đề nghị thay đổi mô hình ĐH quốc gia vì không giống trên thế giới. Cũng bởi không thích thú với mô hình ĐH hai cấp gồm các trường đơn ngành, đơn lĩnh vực, vừa qua, tại một hội thảo quốc gia về giáo dục ĐH, nguyên Giám đốc ĐH Thái Nguyên đề nghị giải tán mô hình này. Hiệu trưởng một trường thành viên của ĐH Huế cũng mong muốn ra khỏi ĐH này.
Ông có góp ý gì cho mô hình ĐH trong tương lai?
- Tôi nghĩ nên trở về mô hình phổ biến của thế giới, đó là ĐH đa lĩnh vực - University. Chúng ta hãy bỏ mô hình ĐH hai cấp và tổ chức thành các ĐH đa lĩnh vực trọn vẹn. Nếu hai ĐH quốc gia (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) quá lớn, thì cho một số trường thành viên tách ra tổ chức thành trường ĐH đa lĩnh vực liên kết, gắn kết với nhau. 3 ĐH vùng (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng) cũng nên làm như vậy.
Tôi không nghĩ rằng trường ĐH đa lĩnh vực sẽ có các ngành giống nhau và chồng chéo. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các trường ĐH đơn ngành rất khó sống. Thực tế, trước kia một số trường ĐH đơn ngành như: ĐH Sư phạm Hải Phòng, Sư phạm Vinh, Sư phạm Quy Nhơn chỉ đào tạo giáo viên nhưng khó tồn tại trong cơ chế thị trường nên đã tìm mọi cách đổi tên trường để có cơ hội phát triển rộng hơn, đào tạo đa lĩnh vực. Chúng ta đừng lo việc các trường có nhiều ngành đào tạo giống nhau, đây là điều hiển nhiên và tạo cơ hội để cạnh tranh, phát triển.
Xin cảm ơn ông!
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Quảng Ngãi: Ngư dân kiếm tiền triệu mỗi ngày từ cào ốc ruốc
Kinhtedothi - Ốc ruốc, hay còn gọi là ốc gạo, được ví như một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho cư dân vùng...XEM THÊM -
Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2019
Kinhtedothi - UBND TP ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 15/2/2019 chỉ đạo tổ chức phát động các hoạt động hưởng ứn...XEM THÊM -
Hà Nội: Hơn 7.000 hộ dân huyện Thanh Oai sẽ được dùng nước sạch
Kinhtedothi - Liên danh Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty CP Quốc tế Sơn Hà vừa được UBND TP Hà Nội chấp ...XEM THÊM -
Lại khan hiếm máu trầm trọng
Kinhtedothi - Theo thông tin từ Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, đến thời điểm này, lượng máu dự trữ của Viện chỉ còn...XEM THÊM -
Chạy đua luyện thi vào lớp 6 trường điểm
Kinhtedothi - Năm học 2019 - 2020, một số trường THCS chất lượng cao và trường ngoài công lập được lựa chọn phương th...XEM THÊM -
Lấy ý kiến Nhân dân về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi): Đảm bảo tính khoa học và khả thi cho việc tiếp thu
Kinhtedothi - Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và những vấn đề còn ý kiến khác nhau quanh...XEM THÊM
-
Đảm bảo an ninh trật tự ở lễ cầu an chùa Phúc Khánh
Kinhtedothi - Tối 18/2 (tức ngày 14 tháng Giêng Âm lịch), chùa Phúc Khánh (phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa) đã tổ chức Đại lễ cầu an theo thông lệ hàng năm. Đây được xem là lễ cầu an lớn nhất trong ...18-02-2019 23:59
-
2.180 thanh niên TP Hồ Chí Minh viết đơn tình nguyện nhập ngũ
Kinhtedothi - Trong tổng số 3.800 thanh niên chính thức lên đường nhập ngũ năm 2019 tại TP Hồ Chí Minh, có tới 2.180 công dân viết đơn tình nguyện đi nghĩa vụ.18-02-2019 22:02
-
Thăm, tặng quà thương binh từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc
Kinhtedothi - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, chiều 18/2, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Gia Lâm đã đến thăm và tặng quà các thương binh là chồng của hội v...18-02-2019 17:30
- Hà Nội nghiêm cấm sử dụng xe công đi lễ hội
- Hà Nội: Khởi công cầu vượt sông Bắc Linh Đàm
- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải: Nâng cao năng lực dự báo để hạn chế tác động tới sự phát triển Thủ đô
- Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất tại huyện Đông Anh
- Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, du lịch với Nhật Bản vào cuối tháng 3
- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Mọi mô hình xã hội đều phải hướng đến người dân
- Mưa đá, dông lốc khiến 5 người bị thương, hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại
- Cờ bạc vẫn nở rộ sau Tết
- Chạy đua luyện thi vào lớp 6 trường điểm