Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu

Thùy Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mỗi năm Việt Nam thải ra hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa và chỉ 27% số đó được tái chế. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm 2018.

Con số trên vừa được Công ty Nghiên cứu thị trường Ipsos Việt Nam (Pháp) công bố trong một báo cáo về tình hình rác thải nhựa ở Việt Nam.

Rác thải nhựa tràn ngập ở mọi nơi. Ảnh Internet
Phân tích của Ipsos được rút ra từ kết quả nghiên cứu trực tuyến toàn cầu với hơn 17.000 người tham gia và 3.900 cuộc phỏng vấn chọn lọc tập trung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo đó, lượng nhựa tiêu thụ tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8kg trên mỗi đầu người lên mức 41,3 kg/người trong giai đoạn từ 1990 - 2018 (tăng 10% mỗi năm liên tục). Tính chung, lượng nhựa thải ra ở Việt Nam lên tới 1,8 triệu tấn/năm. Trong số này, chỉ 27% túi nhựa được tái chế và có đến 0,73 triệu tấn nhựa đổ vào đại dương từ Việt Nam mỗi năm. Đến năm 2050, dự báo, biển Việt Nam có nguy cơ chứa nhiều rác thải nhựa hơn cá nếu không có hàng động ngăn chặn tình trạng xả thải nhựa.
Không chỉ vậy, Việt Nam còn có nguy cơ trở thành bãi rác của thế giới. Theo phân tích của Ipsos thì nguyên nhân là do quy định hiện hành, thông tư số 41/2015 của Bộ TN&MT cho phép nhập khẩu những loại phế liệu nhựa thuần chất. Tuy nhiên, thực tế thì rất khó để phân loại phế liệu nhựa thành những chất riêng biệt. Tất cả chúng còn bị nhiễm bẩn trong quá trình sử dụng.
Nhiều nước đã lợi dụng lỗ hổng này để đưa một lượng lớn phế liệu nhựa kém chất lượng vào Việt Nam. Sau khi Trung Quốc cấm nhập 24 loại phế thải, lượng phế thải nhựa vào Việt Nam càng tăng. Thống kê của cơ quan hải quan cho thấy đang có hàng ngàn container phế liệu nhựa tồn đọng tại các cảng Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh...
Nhiều người đang kỳ vọng vào mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đã đặt ra khi loại bỏ nhựa sử dụng một lần bằng cách cấm túi nhựa sử dụng một lần tại tất cả các cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống vào năm 2021 và trên cả nước vào năm 2025. Tuy nhiên, báo cáo nhận định, việc thi hành chính sách chưa mang lại hiệu quả cao. Thứ nhất vì mức thuế không đủ tính răn đe (giá của túi nhựa sau thuế chỉ từ 200 đến 250 đồng) nên lượng tiêu thụ vẫn tăng. Người dân không được hướng dẫn, thông báo rõ ràng…

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần