Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Mỗi ngày một chuyện” ở Hà Nội

Kinhtedothi - Chiều 14/9, báo Hànộimới tổ chức lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết “Mỗi ngày một chuyện” lần thứ 7 và phát động cuộc thi viết “Mỗi ngày một chuyện" lần thứ 8.
Phát biểu tại lễ tổng kết, trao giải, Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lê Hoàng Anh cho biết: “Ban Tổ chức đã nhận được hơn 500 bài của gần 200 tác giả là những người viết chuyên và không chuyên nghiệp tại Thủ đô và các tỉnh, TP trên cả nước”.

Từ 500 bài dự thi, BTC đã lựa chọn, biên tập đăng tải được 199 bài, ít hơn cuộc thi lần thứ 6 là 30 bài, do có quãng thời gian phải thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19. Tuy số lượng ít hơn cuộc thi trước, nhưng theo đánh giá của BTC các bài dự thi lần thứ 7 khá đồng đều, chất lượng cao hơn.
BTC trao giải Nhất cuộc thi cho tác giả Mai Thế Chính (giữa) với tác phẩm ''Đừng cuống lên thế!''. Ảnh: Lại Tấn. 
Các tác phẩm dự thi nhìn chung bảo đảm đúng thể lệ đã công bố; có nhiều bài viết hay, phản ánh chân thực, sinh động, sự việc, sự kiện đã diễn ra trong đời sống hàng ngày; biểu dương hành động, việc làm tốt, thể hiện tinh thần tương thân tương ái.
Đánh giá về cuộc thi, ông Nguyễn Công Bằng – Trưởng Ban Thi đua khen thưởng TP Hà Nội cho hay: “Qua cuộc thi chúng ta đã phát hiện ra nhiều gương điển hình tiên tiến, nhiều bài viết đã truyền tải những việc làm tốt trong đời sống xã hội. Qua đó, những hành động, thông điệp tốt được lan tỏa trong đời sống xã hội”.
Điểm nổi bật nhất trong cuộc thi viết “Mỗi ngày một chuyện” lần thứ 7 là có nhiều bài viết có tính phát hiện, biểu dương những tấm gương “Người tốt, việc tốt”. Số lượng bài viết “Người tốt, việc tốt” chiếm 1/3 số bài dự thi đã được đăng. Đó là những con người, với những việc làm giản dị, rất đời thường nhưng đã có tác động tích cực tới đời sống xã hội. Hay những cán bộ, công chức, viên chức mẫn cán, hết lòng phục vụ Nhân dân; những chiến sỹ Công an Nhân dân đang ngày đêm hy sinh quên mình vì sự bình yên của cuộc sống.
Bên cạnh những bài viết biểu dương, cuộc thi viết “Mỗi ngày một chuyện” lần thứ 7 đã nhận được nhiều bài viết phát hiện, phê phán những vi phạm về trật tự đô thị, trật tự xây dựng, vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông; phát hiện, phê phán những bất cập trong công tác quản lý, công tác tiếp công dân, cải cách thủ tục hành chính… ở một số cơ quan, đơn vị.
BTC trao giải khuyến khích cho các tác giả đạt giải. Ảnh: Lại Tấn.
BTC cũng đã chọn được một tác giả để trao tặng giải “Tác giả có nhiều bài được đăng nhất” với 69 bài dự thi được đăng là tác giả Ngô Duy Châu; 1 giải cho đơn vị có nhiều tác phẩm dự thi nhất là Công ty Amway Việt Nam với 50 bài. Đồng thời, BTC đã trao giải dành cho người cao tuổi nhất tham gia cuộc thi là tác giả Đoàn Trần Khoát (93 tuổi).
Cũng trong buổi lễ tổng kết, Ban tổ chức đã phát động cuộc thi viết “Mỗi ngày một chuyện” lần thứ 8 (2020 - 2021). Cuộc thi sẽ bắt đầu từ ngày 15/9/2020 - 15/9/2021.
BTC cuộc thi đã thống nhất có 1 tác phẩm được trao giải Nhất; 2 tác phẩm được trao giải Nhì, 3 tác phẩm được trao giải Ba và 15 tác phẩm được trao giải khuyến khích. Giải Nhất là tác phẩm “Đừng cuống lên thế!” của tác giả Mai Thế Chính; giải Nhì thuộc về 2 tác phẩm: “Thêm đẹp tình người” của tác giả Ngô Duy Châu và “Một cách làm thiết thực” của tác giả Phạm Xưởng; 3 giải Ba thuộc về tác phẩm: “Trải nghiệm ấm tình người” của Trần Thùy Ngân; “Sự tử tế của người Hà Nội” của Lê Bá Hồng; “Đã không bảo vệ môi trường” của tác giả Lê Tấn Hiển.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

01 Jun, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trở thành sứ mệnh quan trọng, đòi hỏi những chính sách, hành động cụ thể. Luật Thủ đô 2024 được thông qua như một nền tảng pháp lý vững chắc, giúp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô.

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

01 May, 04:57 AM

Kinhtedothi - Sau gần 5 tháng khai trương và đưa vào hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội mang đến những thành quả tích cực trong việc triển khai các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo. Phóng viên Kinh tế & Đô thị có cuộc trao đổi với Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà về thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, thu hút, kết nối các nguồn lực sáng tạo.

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

24 Mar, 06:55 PM

Kinhtedothi - Chiều 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Đôi chuyện Tết xưa

Đôi chuyện Tết xưa

31 Jan, 05:43 AM

Kinhtedothi - Ít năm nay, khi so sánh Tết xưa, Tết nay, người ta hay nói đến những thay đổi trong cái ăn, cái mặc. Thường là nhớ lại những khó khăn, thiếu thốn, những cái Tết thời bao cấp để mà thêm trân trọng những gì có được hôm nay.

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

30 Jan, 12:26 AM

Kinhtedothi - Chuyện ăn Tết tuy không còn rình rang như những năm cũ, nhưng vẫn vui vì sự giản tiện, bình yên trên quê nhà. Người dân Phú Mãn, Hà Nội, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, ăn Tết không tiếng pháo, không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ