Mỹ chi tiền "đẩy" an ninh Đông Nam Á thành đối trọng với Trung Quốc

Hương Thảo (Theo Nikkei)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - 1,5 tỷ USD hỗ trợ quân sự và kinh tế cho châu Á, mà đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, đã được Washington đồng ý duy trì trong 5 năm tới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng tạo dáng chụp ảnh với lãnh đạo các nước tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31.
Một đạo luật an ninh châu Á - đạo luật Sáng kiến ​​Tái bảo đảm châu Á được Tổng thống Donald Trump ký thành luật hôm 31/12 - với mục đích nhằm tăng cường hợp tác toàn diện của Mỹ với các nước châu Á, bao gồm các biện pháp trực tiếp đối với sự hiện diện của Trung Quốc.
Sự bành trướng của Bắc Kinh đã làm dấy lên mối lo ngại về an ninh quốc gia và sự bá quyền kinh tế tại Nhà Trắng, bao gồm cả việc tiếp cận và mua chuộc một số thành viên Quốc hội Mỹ của phía Trung Quốc. Luật này dường như cũng nhằm mục đích giữ cho Quốc hội và chính quyền Trump trên cùng một lập trường trong các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh, sẽ kết thúc vào ngày 1/3 tới.
Đạo luật này còn vạch ra sự tiến bộ của một chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm duy trì trật tự kinh tế, dựa trên các quy tắc về nhân quyền và các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế. Theo đó, các lực lượng vũ trang Mỹ sẽ thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở những khu vực như Biển Đông - nơi Bắc Kinh đang có dấu hiệu gia tăng sự hiện diện quân sự trái phép.
Đáng chú ý, luật này mở ra một nguồn cung trị giá 1,5 tỷ USD để hỗ trợ quân sự và kinh tế cho châu Á trong hơn nửa thập kỷ, đặc biệt là để cải thiện an ninh hàng hải và huấn luyện quân sự giữa các nước Đông Nam Á.
Sáng kiến ​​Tái bảo đảm châu Á thể hiện sự ủng hộ với những nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm xây dựng bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc để tránh xung đột ở Biển Đông, đồng thời duy trì các lợi ích hàng hải của ASEAN. Quốc hội Mỹ có thể đang thận trọng chống lại việc để Trung Quốc chi phối vấn đề này.
Đạo luật mới cũng góp phần giải quyết những cáo buộc gián điệp công nghiệp và tội phạm mạng của Trung Quốc, khi yêu cầu Nhà Trắng phải báo cáo trước Quốc hội trong vòng 180 ngày về những nỗ lực của Mỹ nhằm "chống vi phạm sở hữu trí tuệ và trộm cắp kích hoạt mạng thương mại ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", đặc biệt là của Trung Quốc và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các nước châu Á trong lĩnh vực không gian mạng.
Đạo luật Sáng kiến ​​Tái bảo đảm Châu Á đã được giới thiệu vào tháng 4/2018, trước khi được thông qua tại Thượng viện trong một cuộc bỏ phiếu thu được sự nhất trí cả từ Đảng Dân chủ đối lập tại Hạ viện hồi tháng trước.
Tại Mỹ, Quốc hội dường như cũng đang sử dụng đạo luật này như là một phần để gửi cảnh báo tới ông Trump, trước những lo ngại rằng ông có thể tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc vào một lúc nào đó. Xu hướng của ông chủ Nhà Trắng khi đưa ra các quyết định đơn phương mâu thuẫn với những nỗ lực của chính phủ thể hiện gần đây chính là động thái bất ngờ rút lực lượng quân đội Mỹ khỏi Syria.